Sử dụng kiến thức nhận biết tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ. Phân tích và giải Giải bài 7.24 trang 27 sách bài tập toán 8 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 27. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số. Đồ thị sau biểu diễn vận tốc xe máy (tính bằng km/h) của anh Nam dưới dạng một hàm số…
Đề bài/câu hỏi:
Đồ thị sau biểu diễn vận tốc xe máy (tính bằng km/h) của anh Nam dưới dạng một hàm số của thời gian t (tính bằng phút)
Dựa vào đồ thị trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Anh Nam đi nhanh nhất trong khoảng thời gian nào?
b) Vận tốc của anh Nam bằng 0 trong khoảng thời gian nào?
c) Vận tốc của anh Nam trong khoảng thời gian từ 2 phút đến 4 phút là bao nhiêu?
d) Trong khoảng thời gian nào anh Nam đi với vận tốc 38km/h?
Hướng dẫn:
Sử dụng kiến thức nhận biết tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ: Lấy một điểm M bất kì trong mặt phẳng tọa độ Oxy. Từ M kẻ các đường thẳng vuông góc với các trục tọa độ. Giả sử các đường thẳng vuông góc này cắt trục hoành tại điểm \({x_0}\) và cắt trục tung tại điểm \({y_0}.\) Khi đó, cặp số \(\left( {{x_0};{y_0}} \right)\) gọi là tọa độ của điểm M và kí hiệu \(M\left( {{x_0};{y_0}} \right),\) \({x_0}\) được gọi là hoành độ và \({y_0}\) được gọi là tung độ của điểm M.
Lời giải:
a) Anh Nam đi nhanh nhất trong khoảng thời gian từ 7 phút đến 7,4 phút.
b) Vận tốc của anh Nam bằng 0 trong khoảng thời gian từ 4,2 phút đến 6 phút.
c) Vận tốc của anh Nam trong khoảng thời gian từ 2 phút đến 4 phút là 30km/h.
d) Trong khoảng thời gian từ 7,6 phút đến 8 phút, anh Nam đi với vận tốc 38km/h.