‒ Sử dụng toạ độ của vectơ: \(\overrightarrow {OM} = \left( {a;b;c} \right) \Leftrightarrow M\left( {a;b;c} \right)\). Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 2 trang 76 sách bài tập toán 12 – Chân trời sáng tạo – Bài 3. Biểu thức tọa độ của các phép toán vecto. Cho hình bình hành \(OABD\) có \(\overrightarrow {OA} = \left( { – 1;1;0} \right)\) và \(\overrightarrow {OB} = \left( {1;1;…
Đề bài/câu hỏi:
Cho hình bình hành \(OABD\) có \(\overrightarrow {OA} = \left( { – 1;1;0} \right)\) và \(\overrightarrow {OB} = \left( {1;1;0} \right)\) với \(O\) là gốc toạ độ. Tìm toạ độ của điểm \(D\).
Hướng dẫn:
‒ Sử dụng toạ độ của vectơ: \(\overrightarrow {OM} = \left( {a;b;c} \right) \Leftrightarrow M\left( {a;b;c} \right)\).
‒ Sử dụng toạ độ của vectơ \(\overrightarrow {AB} = \left( {{x_B} – {x_A};{y_B} – {y_A};{z_B} – {z_A}} \right)\).
‒ Sử dụng tính chất hai vectơ bằng nhau: Với \(\overrightarrow u = \left( {{x_1};{y_1};{z_1}} \right)\) và \(\overrightarrow v = \left( {{x_2};{y_2};{z_2}} \right)\), ta có: \(\overrightarrow u = \overrightarrow v \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_1} = {x_2}\\{y_1} = {y_2}\\{z_1} = {z_2}\end{array} \right.\).
Lời giải:
Ta có \(\overrightarrow {OB} = \left( {1;1;0} \right) \Leftrightarrow B\left( {1;1;0} \right)\)
Giả sử \(D\left( {{x_D};{y_D};{z_D}} \right)\). Ta có
\(\overrightarrow {DB} = \left( {1 – {x_D};1 – {y_D}; – {z_D}} \right)\).
\(OABD\) là hình bình hành nên \(\overrightarrow {OA} = \overrightarrow {DB} \).
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 – {x_D} = – 1\\1 – {y_D} = 1\\ – {z_D} = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_D} = 2\\{y_D} = 0\\{z_D} = 0\end{array} \right.\). Vậy \(D\left( {2;0;0} \right)\).