Trang chủ Lớp 12 Hóa học lớp 12 SGK Hóa 12 - Cánh diều Câu hỏi Thực hành 1 trang 32 Hóa 12 Cánh diều: Cho...

Câu hỏi Thực hành 1 trang 32 Hóa 12 Cánh diều: Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 3ml dung dịch hồ tinh bột 2% và 1ml dung dịch H2SO4 10%, lắc đều rồi đặt ống nghiệm trong nồi nước sôi

Hướng dẫn giải Câu hỏi Thực hành 1 trang 32 SGK Hóa 12 Cánh diều – Bài 4. Tính chất hóa học của carbohydrate. Hướng dẫn: Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột.

Câu hỏi/Đề bài:

Cho vào ống nghiệm (1) khoảng 3ml dung dịch hồ tinh bột 2% và 1ml dung dịch H2SO4 10%, lắc đều rồi đặt ống nghiệm trong nồi nước sôi. Cho vào ống nghiệm (2) 1ml dung dịch I2 trong KI. Sau khoảng 20 phút, hút lấy 1 – 2 giọt dung dịch trong ống nghiệm (1) nhỏ vào ống nghiệm (2). Nếu dung dịch có màu xanh tím thì thêm khoảng 5 phút trong nồi nước nóng và tiếp tục thử màu với dung dịch I2 trong KI như trên. Lấy khoảng 1ml dung dịch đã thủy phân sang ống nghiệm (3), thêm dần từng giọt dung dịch NaOH 10% cho đến môi trường kkiềm (thử bằng cách dùng đũa thủy tinh chấm dung dịch lên giấy quỳ tím sao cho quỳ tím chuyển màu xanh). Thêm tiếp vào ống nghiệm (3) vài giọt dung dịch CuSO4 5% lắc đều rồi đun nóng ống nghiệm

Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích

Hướng dẫn:

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột

Lời giải:

Khi cho dung dịch hồ tinh bột và 1 ml H2SO4 đặt trong nồi nước sôi, khi nhỏ 1-2 giọt dung dịch I2 trong KI, ống nghiệm (1) có màu vàng (màu của dung dịch I2 trong KI) vì tinh bột bị thủy phân trong môi trường acid tạo ra maltose và glucose không có phản ứng với I2 trong KI

Nếu dung dịch có màu xanh tím tức là ống nghiệm (1) phản ứng thủy phân tinh bột chưa xảy ra hoàn toàn.

Khi nhỏ dung dịch đã thủy phân sang ống nghiệm 2, cho từng giọt dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4 sẽ tạo kết tủa trắng Cu(OH)2. Lắc đều và đun nóng ống nghiệm kết tủa trắng tan dần tạo dung dịch xanh lam, nếu tiếp tục đun nóng nhẹ sẽ xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch. Vì khi thủy phân tinh bột tạo ra glucose có phản ứng tạo phức copper (II) hydroxide.