Bước 1: Tìm tổng và tích của \({x_1}\) và \({x_2}\). Bước 2: Biến đổi \(\left| {{x_1}} \right|\left| {{x_2}} \right| = \left| {{x_1}{x_2}} \right|\. Hướng dẫn giải Giải bài 28 trang 71 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 3. Định lí Viète. Cho phương trình ({x^2} + 2left( {k + 1} right)x + {k^2} + 2k = 0)….
Đề bài/câu hỏi:
Cho phương trình \({x^2} + 2\left( {k + 1} \right)x + {k^2} + 2k = 0\).
a) Tìm các giá trị k để phương trình luôn có hai nghiệm \({x_1};{x_2}\)và \(\left| {{x_1}} \right|.\left| {{x_2}} \right| = 1\).
b*) Tìm các giá trị k (\(k < 0\)) để phương trình luôn có hai nghiệm \({x_1};{x_2}\)trái dấu và nghiệm dương nhỏ hơn giá trị tuyệt đối của nghiệm âm.
Hướng dẫn:
a) Bước 1: Tìm tổng và tích của \({x_1}\) và \({x_2}\).
Bước 2: Biến đổi \(\left| {{x_1}} \right|\left| {{x_2}} \right| = \left| {{x_1}{x_2}} \right|\) và thay tích \({x_1}{x_2}\) vào hệ thức vừa tìm được.
Bước 3: Giải phương trình để tìm k.
b) Bước 1: Phương trình luôn có hai nghiệm \({x_1};{x_2}\) trái dấu và nghiệm dương nhỏ hơn giá trị tuyệt đối của nghiệm âm khi \({x_1}{x_2} < 0\) và \({x_1} + {x_2} < 0\).
Bước 2: Thay tổng và tích của \({x_1}\) và \({x_2}\) vào 2 bất phương trình.
Bước 3: Giải bất phương trình, đối chiếu điều kiện để tìm k.
Lời giải:
Phương trình có các hệ số \(a = 1;b = 2\left( {k + 1} \right);c = {k^2} + 2k\), do đó \(b’ = \frac{b}{2} = k + 1\).
Ta có \(\Delta ‘ = {\left( {k + 1} \right)^2} – 1.\left( {{k^2} + 2k} \right) = 1 > 0\).
Vì \(\Delta ‘ > 0\) nên phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị của k.
a) Vì phương trình luôn có 2 nghiệm nên áp dụng định lý Viète ta có:
\({x_1} + {x_2} = – 2\left( {k + 1} \right);{x_1}.{x_2} = {k^2} + 2k\)
Ta có \(\left| {{x_1}} \right|.\left| {{x_2}} \right| = 1\) hay \(\left| {{x_1}{x_2}} \right| = 1\),
do đó \(\left| {{k^2} + 2k} \right| = 1\)
suy ra \({k^2} + 2k = 1\) hoặc \({k^2} + 2k = – 1\)
* \({k^2} + 2k = 1\) hay \({k^2} + 2k – 1 = 0\).
Ta có \(\Delta ‘ = {1^2} – 1.\left( { – 1} \right) = 2 > 0\) nên phương trình có 2 nghiệm phân biệt:
\(k = – 1 – \sqrt 2 ;k = – 1 + \sqrt 2 \)
* \({k^2} + 2k = – 1\) hay \({k^2} + 2k + 1 = 0\).
Ta có \(\Delta ‘ = {1^2} – 1.1 = 0\) nên phương trình có nghiệm kép: \(k = – 1\).
Vậy \(k = – 1 – \sqrt 2 ;k = – 1 + \sqrt 2 \); \(k = – 1\) là các giá trị cần tìm.
b) Để phương trình luôn có hai nghiệm \({x_1};{x_2}\) trái dấu và nghiệm dương nhỏ hơn giá trị tuyệt đối của nghiệm âm thì \({x_1}{x_2} < 0\) và \({x_1} + {x_2} < 0\) hay \({k^2} + 2k < 0\) và \( – 2\left( {k + 1} \right) < 0\)
* \({k^2} + 2k < 0\) hay \(k\left( {k + 2} \right) < 0\)
Vì \(k 0\), suy ra \(k > – 2\).
* \( – 2\left( {k + 1} \right) 0\), suy ra \(k > – 1\)
Kết hợp với điều kiện \(k < 0\) ta tìm được \( – 1 < k < 0\).