Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 28 trang 135 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 28 trang 135 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2: Người ta thả một viên bi có dạng hình cầu (đặc, không thấm nước) với bán kính là 3 cm vào một cái cốc dạng hình trụ chứa nước

Dựa vào: Thể tích của hình cầu: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\). Phân tích và giải Giải bài 28 trang 135 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 3. Hình cầu. Người ta thả một viên bi có dạng hình cầu (đặc,…

Đề bài/câu hỏi:

Người ta thả một viên bi có dạng hình cầu (đặc, không thấm nước) với bán kính là 3 cm vào một cái cốc dạng hình trụ chứa nước. Người ta thấy viên bi chìm xuống đáy cốc và chiều cao mực nước dâng thêm 1,5 cm. Biết chiều cao của mực nước ban đầu trong cốc bằng 7,2 cm. Tính thể tích của khối nước ban đầu trong cốc (theo đơn vị centimét khối và làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Hướng dẫn:

Dựa vào: Thể tích của hình cầu: \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\).

Lời giải:

Gọi bán kính đường tròn đáy của cái cốc là R (cm) (R > 0).

Thể tích viên bi có dạng hình cầu với bán kính là 3 cm là:

\(V = \frac{4}{3}\pi {R^3} = \frac{4}{3}\pi {.3^3} = 36\pi \) (cm3).

Dễ thấy khi viên bi chìm xuống đáy cốc thì lượng nước trong cốc được dâng thêm bằng thể tích viên bi. Mặt khác, khi viên bi chìm xuống đáy cốc thì chiều cao mực nước dâng thêm 1,5 cm, do đó ta có πR2.1,5 = 36π.

Suy ra R2 = 24.

Thể tích của khối nước ban đầu trong cốc là:

πR2.7,2 = π.24.7,2 = 172,8π ≈ 172,8 . 3,14 ≈ 542,6 (cm3).