Bước 1: Tính BC (dựa vào tỉ số lượng giác trong tam giác ABC). Bước 2: \(BH = BC + CH\). Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 22 trang 88 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 3. Ứng dụng của tỉ số lượng giác của góc nhọn. Trên mặt biển, khi khoảng cách từ ca nô đến chân tháp hải đăng là AB = 300 m,…
Đề bài/câu hỏi:
Trên mặt biển, khi khoảng cách từ ca nô đến chân tháp hải đăng là AB = 300 m, một người đứng trên tháp hải đăng đó, đặt mắt tại vị trí C và nhìn về phía ca nô theo phương CA tạo với phương nằm ngang Cx một góc là \(\widehat {ACx} = 27^\circ \) (minh hoạ ở Hình 22). Tính chiều cao BH của tháp hải đăng (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm của mét), biết AB//Cx và độ cao từ tầm mắt của người đó đến đỉnh tháp hải đăng là CH = 2,1 m.
Hướng dẫn:
Bước 1: Tính BC (dựa vào tỉ số lượng giác trong tam giác ABC).
Bước 2: \(BH = BC + CH\).
Lời giải:
Do AB//Cx nên \(\widehat {BAC} = \widehat {ACx} = 27^\circ \) (so le trong).
Ta lại có tam giác ABC vuông tại C nên \(\tan A = \frac{{BC}}{{AB}}\) hay \(BC = AB.\tan A = 300.\tan 27^\circ \).
Chiều cao BH của tháp hải đăng là:
\(BH = BC + CH = 300.\tan 27^\circ + 2,1 \approx 154,96\)m.