Bước 1: Biểu diễn độ dài quãng đường AB theo x và y. Bước 2. Hướng dẫn giải Giải bài 16 trang 15 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 2. Phương trình bậc nhất hai ẩn. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B với tốc độ x (km/h) thì đi hết…
Đề bài/câu hỏi:
Một ô tô đi từ địa điểm A đến địa điểm B với tốc độ x (km/h) thì đi hết y (giờ) với x > 10 và y > 0,5. Nếu tốc độ của ô tô giảm 10 km/h thì thời gian ô tô đã tăng 45 phút. Nếu tốc độ của ô tô tăng 10 km/h thì thời gian ô tô đi giảm 30 phút.
a) Viết hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn x, y biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
b) Cặp số (50 ; 3) có phải là nghiệm của hệ phương trình ở câu a hay không? Vì sao?
Hướng dẫn:
a) Bước 1: Biểu diễn độ dài quãng đường AB theo x và y.
Bước 2: Viết phương trình biểu diễn độ dài quãng đường AB khi thay đổi tốc độ và thời gian lần thứ nhất.
Bước 3: Viết phương trình biểu diễn độ dài quãng đường AB khi thay đổi tốc độ và thời gian lần thứ hai.
b) Thay cặp số (50; 3) vào từng phương trình, nếu kết quả của vế trái ở mỗi phương trình bằng vế phải của phương trình đó thì cặp số đó là nghiệm của hệ phương trình.
Lời giải:
a) Quãng đường AB dài là xy (m).
Nếu tốc độ của ô tô giảm 10 km/h, thời gian ô tô đã tăng 45 phút \( = \frac{3}{4}h\) thì ta có:
\((x – 10)(y + \frac{3}{4}) = xy\) hay \(\frac{3}{4}x – 10y = \frac{{15}}{2}\) (1)
Nếu tốc độ của ô tô tăng 10 km/h, thời gian ô tô đi giảm 30 phút\( = \frac{1}{2}h\) thì ta có
\((x + 10)(y – \frac{1}{2}) = xy\) hay \(\frac{{ – 1}}{2}x + 10y = 5\) (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{3}{4}x – 10y = \frac{{15}}{2}\\\frac{{ – 1}}{2}x + 10y = 5\end{array} \right.\)
b) Thay x = 50; y = 3 vào từng phương trình trong hệ, ta có:
\(\frac{3}{4}.50 – 10.3 = \frac{{15}}{2}\) và \(\frac{{ – 1}}{2}.50 + 10.3 = 5\)
Vậy hệ phương trình trên nhận cặp số (50; 3) làm nghiệm.