Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 16 trang 106 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1:...

Bài 16 trang 106 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1: Cho hình vuông ABCD. Trên đường chéo BD, lấy điểm H sao cho BH = AB. Qua điểm H kẻ đường thẳng vuông góc với BD cắt AD tại O

Bước 1: Chứng minh \(\Delta OAB = \Delta OHB\) để suy ra \(OA = OH\) Bước 2. Lời giải Giải bài 16 trang 106 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 2. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Cho hình vuông ABCD. Trên đường chéo BD, lấy điểm H sao cho BH = AB….

Đề bài/câu hỏi:

Cho hình vuông ABCD. Trên đường chéo BD, lấy điểm H sao cho BH = AB. Qua điểm H kẻ đường thẳng vuông góc với BD cắt AD tại O.

a) So sánh OA, OH, HD.

b) Xác định vị trí tương đối của BD và đường tròn (O; OA).

Hướng dẫn:

a) Bước 1: Chứng minh \(\Delta OAB = \Delta OHB\) để suy ra \(OA = OH\)

Bước 2: Chứng minh tam giác ODH là tam giác vuông cân để suy ra \(OH = DH\).

b) Chỉ ra BD là tiếp tuyến của (O).

Lời giải:

a) Do ABCD là hình vuông nên \(\widehat {DAB} = \widehat {ADC} = 90^\circ \), và DB là tia phân giác của góc ADB nên \(\widehat {ADB} = 45^\circ \).

Xét tam giác OAB và tam giác OHB có:

\(\widehat {OAB} = \widehat {OHB} = 90^\circ \);

OB chung;

\(AB = BH\)

Suy ra \(\Delta OAB = \Delta OHB\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông)

Do đó \(OA = OH\) (cặp cạnh tương ứng) (1)

Xét tam giác ODH vuông tại H có \(\widehat {ODH} = 45^\circ \) nên tam giác ODH là tam giác vuông cân tại H, do đó \(OH = DH\) (2)

Từ (1) và (2) ta có \(OA = OH = DH\).

b) Vì \(OA = OH\) và OH vuông góc với Bd tại H nên BD là tiếp tuyến của (O). Vậy BD tiếp xúc với (O;OA).