Để chứng minh \(EF = ED\) ta chứng minh như sau: \(\widehat C + \widehat {OFC} = 90^\circ \). Lời giải Giải bài 15 trang 106 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 2. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R, bán kính OC vuông góc với AB tại O….
Đề bài/câu hỏi:
Cho đường tròn tâm O đường kính AB = 2R, bán kính OC vuông góc với AB tại O. Lấy điểm F thuộc đoạn thẳng OB, tia CF cắt đường tròn (O) tại D. Tiếp tuyến tại D của đường tròn (O) cắt AB tại E (hình 15). Chứng minh EF = ED.
Hướng dẫn:
Để chứng minh \(EF = ED\) ta chứng minh như sau:
\(\widehat C + \widehat {OFC} = 90^\circ \),\(\widehat {ODF} + \widehat {FDE} = 90^\circ \) suy ra \(\widehat {FDE} = \widehat {DFE}\) (cùng bằng \(\widehat {OFC}\))
Do đó \(\Delta DEF\) cân tại E suy ra \(EF = ED\)
Lời giải:
Do DE là tiếp tuyến của (O) nên \(OD \bot DE\) hay \(\widehat {ODE} = 90^\circ \).
Xét tam giác OCD có \(OC = OD( = R)\) nên tam giác OCD cân tại O, do đó \(\widehat C = \widehat {ODF}\).
Ta lại có \(\widehat C + \widehat {OFC} = 90^\circ \)(tam giác OCF vuông tại O), \(\widehat {ODF} + \widehat {FDE} = \widehat {ODE} = 90^\circ \)
Suy ra \(\widehat {OFC} = \widehat {FDE}\), mà \(\widehat {OFC} = \widehat {DFE}\) (đối đỉnh) nên \(\widehat {FDE} = \widehat {DFE}\).
Xét tam giác DFE có \(\widehat {FDE} = \widehat {DFE}\) nên tam giác DFE cân tại E, do đó EF = ED.