Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức. Phân tích và giải Giải bài 3 trang 17 vở thực hành Toán 8 – Bài 4. Phép nhân đa thức. Rút gọn biểu thức: \(x\left( {{x^2}\;-y} \right)-{x^2}\left( {x + y} \right) + xy\left( {x-1} \right)\)….
Đề bài/câu hỏi:
Rút gọn biểu thức: \(x\left( {{x^2}\;-y} \right)-{x^2}\left( {x + y} \right) + xy\left( {x-1} \right)\).
Hướng dẫn:
Sử dụng quy tắc nhân đơn thức với đa thức: Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
Lời giải:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{x\left( {{x^2}\;-y} \right)-{x^2}\left( {x + y} \right) + xy\left( {x-1} \right)}\\{ = x.{x^2}\;-x.y-{x^{2\;}}.x-{x^{2\;}}.y + xy.x-xy.1}\\{ = {x^3}\;-xy-{x^{3\;}}-{x^2}y + {x^2}y-xy}\\{ = \left( {{x^3}\;-{x^3}} \right) + \left( { – {x^2}y{\rm{ + }}{x^2}y} \right)-\left( {xy + xy} \right) = -2xy.}\end{array}\)