Hướng dẫn giải TH 4 Bài 3. Hàm số bậc nhất y=ax+b(a≠0) (trang 18, 19, 20, 21) – SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Để vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) ta làm như sau.
Câu hỏi/Đề bài:
Vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) \(y = 5x + 2\);
b) \(y = – 2x – 6\);
Hướng dẫn:
Để vẽ đồ thị hàm số \(y = ax + b\) ta làm như sau:
Bước 1: Cho \(x = 0 \Rightarrow y = b\) ta được điểm \(M\left( {0;b} \right)\) trên trục \(Oy\).
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{{ – b}}{a}\) ta được điểm \(N\left( {\dfrac{{ – b}}{a};0} \right)\) trên \(Ox\).
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(M\) và \(N\), ta được đồ thị của hàm số \(y = ax + b\).
Lời giải:
a) \(y = 5x + 2\);
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) ta được điểm \(A\left( {0;2} \right)\) trên trục \(Oy\).
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{{ – 2}}{5}\) ta được điểm \(B\left( {\dfrac{{ – 2}}{5};0} \right)\) trên \(Ox\).
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(A;B\) ta được đồ thị của hàm số \(y = 5x + 2\).
b) \(y = – 2x – 6\)
Cho \(x = 0 \Rightarrow y = – 6\) ta được điểm \(C\left( {0; – 6} \right)\) trên trục \(Oy\).
Cho \(y = 0 \Rightarrow x = – 3\) ta được điểm \(D\left( { – 3;0} \right)\) trên \(Ox\).
Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(C;D\) ta được đồ thị của hàm số \(y = – 2x – 6\).