Công thức tính quãng đường theo vận tốc và thời gian là: \(s = v. t\) với \(s\) là quãng đường; \(v\. Hướng dẫn trả lời Giải Bài 15 trang 29 SGK Toán 8 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương 5. Một người đi bộ với tốc độ không đổi 3(km/h)….
Đề bài/câu hỏi:
Một người đi bộ với tốc độ không đổi 3\(km/h\). Gọi \(s\left( {km} \right)\) là quãng đường đi được trong \(t\) (giờ).
a) Lập công thức tính \(s\) theo \(t\).
b) Vẽ đồ thị của hàm số \(s\) theo biến số \(t\).
Hướng dẫn:
– Công thức tính quãng đường theo vận tốc và thời gian là:
\(s = v.t\) với \(s\) là quãng đường; \(v\) là vận tốc và \(t\) là thời gian.
Để vẽ đồ thị hàm số \(y = ax\), ta thường thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định một điểm \(M\) trên đồ thị khác gốc tọa độ \(O\), chẳng hạn \(M\left( {1;a} \right)\).
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(O\) và \(M\).
Lời giải:
a) Quãng được vật đi được với vận tốc 3 \(km/h\)trong khoảng thời gian \(t\) (giờ) là:
\(s = v.t = 3.t\).
b) Vẽ đồ thị hàm số \(s = 3.t\)
Cho \(t = 1 \Rightarrow s = 3.1 = 3\)\( \Rightarrow \) đồ thị hàm số đi qua điểm \(M\left( {1;3} \right)\).
Đồ thị hàm số \(s = 3.t\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\) và \(M\).