Trang chủ Lớp 7 Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Câu 117 trang Khoa học tự nhiên 7 – Cánh diều: Quan...

Câu 117 trang Khoa học tự nhiên 7 – Cánh diều: Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng, mở khí khổng

Hướng dẫn giải Câu 117 trang Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Tham khảo: Quan sát hình 25.4 và mô tả hoạt động của khí khổng.

Câu hỏi/Đề bài:

Câu hỏi

4. Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng, mở khí khổng.

Hướng dẫn:

Quan sát hình 25.4 và mô tả hoạt động của khí khổng.

Lời giải:

Hoạt động đóng mở của khí khổng:

– Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.

– Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu ở địa phương những cây nào cần nhiều nước, những cây nào cần ít nước.

Hướng dẫn:

Em có thể tìm hiểu các loài cây ở địa phương, rồi quan sát xem cây nào cần nhiều nước, cây nào cần ít nước.

Lời giải:

Cây cần nhiều nước là: cây lúa, cây cải, cây rau muống, cây đậu, cây bèo…..

Cây cần ít nước là: cây kiểng, cây xương rồng, cây lạc, cây bàng, cây thông….

Luyện tập

1. Trình bày sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

2. Ghép mỗi cấu trúc (ở cột I) với chức năng (ở cột II) cho phù hợp

Hướng dẫn:

Trao đổi nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng diễn ra trong suốt quá trình sống của

thực vật, bao gồm các giai đoạn: hấp thụ nước và chất khoáng ở tế bào lông hút của rễ, vận chuyển ở thân, thoát hơi nước ở lá.

Lời giải:

1. Trao đổi nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng gồm các giai đoạn: hấp thụ nước và chất khoáng ở tế bào lông hút của rễ, vận chuyển ở thân, thoát hơi nước ở lá.

– Hấp thụ nước và chất khoáng ở tế bào lông hút của rễ: Nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sau đó vào mạch gỗ của rễ thông qua hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.

– Vận chuyển ở thân: Vận chuyển nước, chất khoáng từ rễ lên lá cây theo mạch gỗ (dòng đi lên) và vận chuyển các chất hữu cơ từ lá cây đến các cơ quan theo mạch rây (dòng đi xuống).

– Thoát hơi nước ở lá: Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động

đóng, mở của khí khổng:

+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở.

+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn.

2. Đáp án: 1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 – c

Vận dụng

1. Vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?

2. Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng?

Hướng dẫn:

– Lá có vai trò trao đổi khí và điều chỉnh nhiệt độ trong môi trường thông qua quá trình thoát hơi nước.

– Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá, chỉ một phần nhỏ được cây sử dụng.

Lời giải:

1. Vào những ngày trời nắng, đứng dưới bóng cây to lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che vì tán lá che bớt ánh sáng mặt trời và ở cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của môi trường, còn mái che chỉ che bớt ánh sáng mặt trời mà không có sự thoát hơi nước.

2. Vào mùa hè, nhiệt độ trong không khí tăng, làm các tế bào lá tăng thoát hơi nước để làm hạ nhiệt độ trong không khí, mà lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá chiếm đến 98%, do đó vào những ngày mùa hè nóng bức người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng để cung cấp đủ lượng nước cho hoạt động của cây.