Lời giải Câu 120 trang Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Tham khảo: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp nên ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu hỏi 5. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây? |
Hướng dẫn:
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp nên ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây.
Lời giải:
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật và thoát hơi nước ở cây vì ánh sáng liên quan chặt chẽ với quá trình quang hợp. Khi quang hợp mạnh, thực vật hút nhiều nước và muối khoáng (chứa chủ yếu các nguyên tố như N, P, K, Ca, Mg, Fe, K, Na,…) và cường độ thoát hơi nước cũng tăng lên.
Câu hỏi 6. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây? |
Hướng dẫn:
Nhiệt độ ảnh hưởng đến cả sự hút nước và muối khoáng ở rễ cây và cả sự thoát hơi nước của lá cây.
Lời giải:
Nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự hút nước và muối khoáng của rễ cây. Nhiệt độ không khí ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng, khi đó quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên.
Luyện tập 3. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng. |
Hướng dẫn:
Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật chịu ảnh hưởng của một số yếu tố
môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và độ thoáng khí của đất.
Lời giải:
Ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng:
– Vào mùa hè, cây thoát hơi nước nhiều hơn, rễ cây hút nhiều nước và dinh dưỡng hơn.
– Vào buổi tối, cây không quang hợp nên cây không thoát hơi nước nhiều, tốc độ hút nước của rễ cũng giảm xuống.
– Khi cây bị ngập úng, sau một thời gian cây bị chết do rễ không lấy được các chất cần thiết, sự trao đổi nước và dinh dưỡng của cây trồng bị ức chế.
Vận dụng 3. Nêu một số biện pháp làm cho đất tơi xốp, thoáng khí thuận lợi cho quá trình hút nước và chất khoáng ở cây. |
Hướng dẫn:
Đất tơi xốp, thoáng khí có hàm lượng khí oxygen cao giúp cho hệ rễ hô hấp mạnh làm tăng quá trình hút nước và chất khoáng của cây.
Lời giải:
– Trong điều kiện bình thường ta nên thường xuyên cày xới để đất tơi xốp, chứa không khí tạo điều kiện cho rễ hô hấp, làm cỏ sục bùn, phơi ải đất để diệt vi sinh vật có hại.
– Trong điều kiện ngập lụt phải tháo nước, xới đất…
Câu hỏi 7. Thế nào là cân bằng nước của cây trồng? 8. Khi nào cần tưới nước cho cây? Cần tưới với lượng nước và cách tưới như thế nào để cây sinh trưởng phát triển tốt? |
Hướng dẫn:
Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây. Để giữ cân bằng nước cho cây trồng, chúng ta cần tưới tiêu nước hợp lý.
Lời giải:
7. Cân bằng nước trong cây là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
8. Thời điểm và lượng nước cần tưới cần dựa vào:
– Loài cây, thời điểm sinh trưởng và nhu cầu nước của cây.
– Loại đất (đất thịt, đất cát,…) và điều kiện thời tiết.
Để cây sinh trường tốt, cần tưới nước với lượng vừa đủ và tưới đúng cách.