Giải chi tiết Câu 116 trang Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều. Gợi ý: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua các tế bào lông hút.
Câu hỏi/Đề bài:
Câu hỏi Quan sát hình 25.2, nêu con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ. |
Hướng dẫn:
Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua các tế bào lông hút ở rễ, sau đó vào mạch gỗ của rễ thông qua hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.
Lời giải:
Nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sau đó, được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Sự hấp thụ, vận chuyển nước muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ thông qua hai con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất.
Câu hỏi 2. Quan sát hình 25.3 và đọc thông tin, cho biết chất nào được vận chuyển trong mạch gỗ và chất nào được vận chuyển trong mạch rây. 3. Cơ quan nào vận chuyển nước trong cây? Cơ quan nào của cây thoát hơi nước ra môi trường ngoài? |
Hướng dẫn:
– Quan sát hình 25.3 và nêu các chất được vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây.
– Nước và các chất khoáng từ đất di chuyển vào rễ cây, sau đó di chuyển lên thân cây để tới các cơ quan của cây để tham gia vào các phản ứng trong hoạt động sống của cây.
– Lá có vai trò trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
Lời giải:
2. Quá trình vận chuyển các chất trong thân cây diễn ra nhờ mạch gỗ và mạch rây. Mạch gỗ vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, …) được tổng hợp ở rễ. Mạch rây vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó mạch rây còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng.
3.
– Thân cây đóng vai trò vận chuyển nước trong cây đến các cơ quan.
– Lá là cơ quan giúp cây thoát hơi nước với môi trường