Đưa 12 và 8 vào trong ngoặc rồi đặt dấu “ – ” trước dấu ngoặc. Tính tổng trong ngoặc. Phân tích và giải Giải Bài 2 trang 78 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1 – Bài 4. Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc. Tính một cách hợp lí:a) 10 – 12 – 8:…
Đề bài/câu hỏi:
Tính một cách hợp lí:
a) \(10 – 12 – 8\).
b) \(4 – \left( { – 15} \right) – 5 + 6\).
c) \(2 – 12 – 4 – 6\).
d)\( – 45 – 5 – \left( { – 12} \right) + 8\).
Hướng dẫn:
a)
– Đưa 12 và 8 vào trong ngoặc rồi đặt dấu “ – ” trước dấu ngoặc.
– Tính tổng trong ngoặc.
– Lấy 10 trừ đi kết quả trong ngoặc.
b)
– Nhóm 4 và 6, số \( – \left( { – 15} \right)\) và \( – 5\) có dấu “ – ” ngoài cùng nên ta đặt dấu “ – ” ra ngoài và đổi dấu của \( – \left( { – 15} \right)\) và \( – 5\) thành \( + \left( { – 15} \right)\) và \( + 5\).
– Lưu ý: \( + \left( { – 15} \right) = \left( { – 15} \right)\).
– Trừ cho một số nguyên là cộng với số đối của số nguyên đó.
c)
– Nhóm 2 và \( – 12\) vào trong ngoặc, số \( – 4\) và \( – 6\) có dấu “ – ” ngoài cùng nên ta đặt dấu “ – ” ra ngoài và đổi dấu của \( – 4\) và \( – 6\) thành \(4\) và \( + 6\).
– Trừ cho một số nguyên là cộng với số đối của số nguyên đó.
d)
– Nhóm \( – 45\) và \( – 5\)
– Đổi dấu: \( – \left( { – 12} \right) = + 12\).
– Nhóm \(12 + 8\).
– Sử dụng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.
Lời giải:
a) \(10 – 12 – 8\)
\(\begin{array}{l} = 10 – \left( {12 + 8} \right)\\ = 10 – 20\\ = – \left( {20 – 10} \right)\\ = – 10\end{array}\)
b) \(4 – \left( { – 15} \right) – 5 + 6\)
\(= 4 + 15 -5 + 6\\ = (4+6) + (15 – 5)\\=10+10 = 20\)
c) \(2 – 12 – 4 – 6\)
\(\begin{array}{l} = \left( {2 – 12} \right) – \left( {4 + 6} \right)\\ = – 10 – 10\\ = – \left( {10 + 10} \right)\\ = – 20\end{array}\)
d)\( – 45 – 5 – \left( { – 12} \right) + 8\)
\(\begin{array}{l} = – \left( {45 + 5} \right) + 12 + 8\\ = – 50 + \left( {12 + 8} \right)\\ = – 50 + 20\\ = – \left( {50 – 20} \right)\\ = – 30\end{array}\)