Soạn Câu hỏi 2 trang 26 SGK Văn 12 Kết nối tri thức – Thực hành Tiếng Việt Biện pháp tu từ nói mỉa – nghịch ngữ: Đặc điểm và tác dụng. Gợi ý: Tìm sự kết hợp phi lí giữa các cụm từ để thấy sự mỉa mai.
Câu hỏi/Đề bài:
Xác định nghịch ngữ trong câu sau có hàm ý mỉa mai sau và cho biết căn cứ để thực hiện điều này:
a. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
b. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Hướng dẫn:
Tìm sự kết hợp phi lí giữa các cụm từ để thấy sự mỉa mai.
Lời giải:
a.
– Nghịch ngữ “nó giơ quả đấm chào loài người”
– Cách căn cứ: xét về ý nghĩa thì từ “đấm” và “chào” không thể dùng trong một trường hợp, tạo ra sự phi lí.
+ “Đấm”: Hành động đại diện cho sự bạo lực.
+ “Chào” Hành động thể hiện sự lễ phép, lịch sự.
b.
– Nghịch ngữ “rồi cơm rượu, bò lợn”
– Cách căn cứ: Tác giả đang đưa ra một loạt chức vụ của ông đã trải qua như phó tổng, chánh tổng nhưng lại xuất hiện từ “cơm rượu” và “bò lợn”. Những từ này đang không cùng về trường nghĩa, tạo ra sự đối nghịch về nội dung để người đọc thấy bước đường công danh của ông không chỉ trải qua những chức vụ ấy mà còn là sự vơ vét của cải của dân.