Lời giải Câu hỏi 2 trang 27 SGK Văn 12 Kết nối tri thức – Thực hành Tiếng Việt Biện pháp tu từ nói mỉa – nghịch ngữ: Đặc điểm và tác dụng. Tham khảo: Tìm biện pháp nghịch ngữ trong câu và chỉ ra dụng ý của tác giả khi sử dụng nghịch ngữ.
Câu hỏi/Đề bài:
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong các trường hợp sau:
a. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền.
(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)
b. Trong lúc ấy ông nhà báo cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình vội vàng lấy bút máy và sổ tay ra ghi chép, coi những lời lẽ quý hóa ấy tựa hồ bật ở miệng một vĩ nhân mà ra…
(Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
Hướng dẫn:
Tìm biện pháp nghịch ngữ trong câu và chỉ ra dụng ý của tác giả khi sử dụng nghịch ngữ này.
Lời giải:
a.
– Biện pháp nghịch ngữ: “Ầm ầm mà quạnh hiu”
– Hiệu quả nghệ thuật: “ầm ầm” tượng trưng cho sự sôi động, náo nhiệt nhưng “quạnh hiu” tượng trưng cho sự trống trải. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm. Làm tăng sự chết chóc của dòng sông này.
b.
– Biện pháp nghịch ngữ: “cấp tiến với xã hội và bảo thủ với gia đình”
– Hiệu quả nghệ thuật: Tạo ra sự đối nghịch trong con người. Tô đậm bản chất sĩ trọng diện hão huyền của nhân vật.