Thay \(t = 0\) vào hàm số b) Thay \(t = 0, 5\)(phút) vào hàm số. c) Tính đạo hàm \(V’\left( t \right)\. Lời giải Giải bài tập 6 trang 20 SGK Toán 12 tập 1 – Cánh diều – Bài 2. Tính đơn điệu của hàm số. Người ta bơm xăng vào bình xăng của một xe ô tô….
Đề bài/câu hỏi:
Người ta bơm xăng vào bình xăng của một xe ô tô. Biết thể tích V (lít) của lượng xăng trong bình xăng tính theo thời gian bơm xăng t (phút) được cho bởi công thức:
\(V\left( t \right) = 300\left( {{t^2} – {t^3}} \right) + 4\) với \(0 \le t \le 0,5\)
a) Ban đầu trong bình xăng có bao nhiêu lít xăng ?
b) Sau khi bơm 30s thì bình xăng đầy. Hỏi dung tích của bình xăng trong xe là bao nhiêu lít ?
c) Khi xăng chảy vào bình xăng, gọi \(V’\left( t \right)\)là tốc độ tăng thể tích tại thời điểm t với \(0 \le t \le 0,5\). Xăng chảy vào bình xăng ở thời điểm nào có tốc độ tăng thể tích là lớn nhất ?
Hướng dẫn:
a) Thay \(t = 0\) vào hàm số
b) Thay \(t = 0,5\)(phút) vào hàm số.
c) Tính đạo hàm \(V’\left( t \right)\) rồi tìm giá trị lớn nhất của đạo hàm \(V’\left( t \right)\)
Lời giải:
a) Ban đầu bình xăng có \(V\left( 0 \right) = 4\) lít xăng.
b) Sau khi bơm 30s, ta có \(V\left( {0,5} \right) = 41,5l\)
c) Ta có: \(V’\left( t \right) = 300\left( {2t – 3{t^2}} \right)\)
Nhận xét: \(V’\left( t \right)\)có đồ thị là một parabol nên tốc độ tăng thể tích đạt giá trị lớn nhất bằng 100 tại \(t = \frac{1}{3}s\).