B1: Tìm các điểm \({x_1}, {x_2}, . . . , {x_n}\) thuộc khoảng \(\left( {a;b} \right)\. Hướng dẫn giải Giải bài tập 5 trang 20 SGK Toán 12 tập 1 – Cánh diều – Bài 2. Tính đơn điệu của hàm số. Trong 5s đầu tiên, một chất điểm chuyển động theo phương trình:…
Đề bài/câu hỏi:
Trong 5s đầu tiên, một chất điểm chuyển động theo phương trình:
\(s\left( t \right) = – {t^3} + 6{t^2} + t + 5\)
Trong đó t tính bằng giây và s tính bằng mét. Chất điểm có vận tốc tức thời lớn nhất bằng bao nhiêu trong 5 giây đầu tiên đó?
Hướng dẫn:
B1: Tìm các điểm \({x_1},{x_2},…,{x_n}\) thuộc khoảng \(\left( {a;b} \right)\) mà tại đó hàm số có đạo hàm bằng 0 hoặc không tồn tại.
B2: Tính \(f\left( {{x_1}} \right),f\left( {{x_2}} \right),…,f\left( {{x_n}} \right),f\left( a \right),f\left( b \right)\)
B3: So sánh các giá trị tìm được ở bước 2 và kết luận
Lời giải:
Ta có: \(v\left( t \right) = s’\left( t \right) = – 3{t^2} + 12t + 1\).
Nhận xét: \(v\left( t \right)\)có đồ thị là một parabol nên trong 5s đầu tiên vận tốc tức thời cúa chất điểm đạt giá trị lớn nhất bằng 13 tại \(t = 2s\).