‒ Sử dụng công thức tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm: \(R = {a_{m + 1}} – {a_1}\). Phân tích, đưa ra lời giải Giải bài 2 trang 96 sách bài tập toán 12 – Chân trời sáng tạo – Bài 1. Khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm. Bảng sau cho biết thời gian hoàn thành cự li đi bộ 10000 m của một số học sinh:…
Đề bài/câu hỏi:
Bảng sau cho biết thời gian hoàn thành cự li đi bộ 10000 m của một số học sinh:
Hãy tìm khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm trên. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.)
Hướng dẫn:
‒ Sử dụng công thức tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm: \(R = {a_{m + 1}} – {a_1}\).
‒ Sử dụng công thức tính các tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm:
Tứ phân vị thứ \(k\) được xác định như sau: \({Q_k} = {u_m} + \frac{{\frac{{kn}}{4} – C}}{{{n_m}}}\left( {{u_{m + 1}} – {u_m}} \right)\)
trong đó:
• \(n = {n_1} + {n_2} + … + {n_k}\) là cỡ mẫu;
• \(\left[ {{u_m};{u_{m + 1}}} \right)\) là nhóm chứa tứ phân vị thứ \(k\);
• \({n_m}\) là tần số của nhóm chứa tứ phân vị thứ \(k\);
• \(C = {n_1} + {n_2} + … + {n_{m – 1}}\).
‒ Sử dụng công thức tính khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1}\).
Lời giải:
\(n = 5 + 12 + 18 + 24 + 19 = 78\)
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu ghép nhóm đó là: \(R = 95 – 70 = 25\) (phút).
Gọi \({x_1};{x_2};…;{x_{78}}\) là mẫu số liệu gốc gồm thời gian hoàn thành cự li đi bộ 10000 m của 78 học sinh theo thứ tự không giảm.
Tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu gốc là \({x_{20}} \in \left[ {80;85} \right)\). Do đó tứ phân vị thứ nhất của mẫu số liệu ghép nhóm là:
\({Q_1} = 80 + \frac{{\frac{{1.78}}{4} – \left( {5 + 12} \right)}}{{18}}\left( {85 – 80} \right) = \frac{{2905}}{{36}}\)
Tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu gốc là \({x_{59}} \in \left[ {85;90} \right)\). Do đó tứ phân vị thứ ba của mẫu số liệu ghép nhóm là:
\({Q_3} = 85 + \frac{{\frac{{3.78}}{4} – \left( {5 + 12 + 18} \right)}}{{24}}\left( {90 – 85} \right) = \frac{{4315}}{{48}}\)
Khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu ghép nhóm là: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = \frac{{4315}}{{48}} – \frac{{2905}}{{36}} = \frac{{1325}}{{144}} \approx 9,2\) (phút).