Trang chủ Lớp 12 Địa lí lớp 12 SGK Địa lí lớp 12 - Cánh diều Câu hỏi mục 1 trang 98 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa...

Câu hỏi mục 1 trang 98 Địa lí 12, Cánh diều: Dựa vào thông tin và các hình 19.1, 19.2, hãy: Trình bày việc khai thác thế mạnh để phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc

Giải Câu hỏi mục 1 trang 98 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 19. Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ. Tham khảo: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 97 – 98.

Câu hỏi/Đề bài:

Dựa vào thông tin và các hình 19.1, 19.2, hãy:

– Trình bày việc khai thác thế mạnh để phát triển công nghiệp vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

-Trình bày hướng phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hướng dẫn:

Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 97 – 98.

Lời giải:

*Thế mạnh để phát triển công nghiệp:

– Khai thác khoáng sản: tài nguyên khoáng sản phong phú → khai thác và chế biến khoáng sản phát triển.

+ Khai thác a-pa-tit ở Cam Đường (Lào Cai) phục vụ công nghiệp sản xuất phân bón. Sản lượng a-pa-tit khai thác năm 2021 của vùng đạt 2,7 triệu tấn.

+ Khai thác than ở Thái Nguyên, Lạng Sơn; khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên, Lào Cai; khai thác đồng ở Lào Cai, Sơn La, khai thác chì – kẽm ở Bắc Kạn,..

+ Khai thác quặng đất hiếm ở Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai,..; khai thác đá vôi phân bố ở nhiều nơi trong vùng ở Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên…

– Khai thác thuỷ điện:

+ Vùng có trữ năng thuỷ điện dồi dào → nhiều nhà máy có công suất lớn nhất cả nước đã được xây dựng.

+ Vai trò: cung cấp nguồn điện lớn cho quốc gia; đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tạo động lực cho sự phát triển vùng.

+ Các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn đều nằm trên lưu vực sông Đà: Sơn La (2400 MW), Hoà Bình (1920 MW), Lai Châu (1200 MW), Huội Quảng (520 MW)…..

Trong khai thác thuỷ điện, cần chú ý đến những thay đổi của môi trường và vấn đề tái định cư.

– Các ngành công nghiệp khác:

+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống phát triển, phân bố rộng khắp các tỉnh trong vùng nhờ những thế mạnh về nguồn nguyên liệu, lao động và thương hiệu nổi tiếng: chế biến rau quả ở Sơn La, chế biển chè ở Thái Nguyên, Sơn La, Hà Giang, Phú Thọ…..

+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính của vùng phát triển mạnh sau năm 2012 nhờ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tập trung ở Thái Nguyên, Bắc Giang.

*Hướng phát triển công nghiệp:

– Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến các loại khoáng sản: a-pa-tit (Lào Cai), ni-ken, đồng (Sơn La); sắt (Thái Nguyên, Lào Cai); thiếc (Cao Bằng),…

– Phát triển địa bàn trọng điểm thuỷ điện quốc gia ở khu vực Tây Bắc.

– Xây dựng trung tâm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Thái Nguyên, Bắc Giang; trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp tại Sơn La…