Giải Câu hỏi mục 2 trang 99 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 19. Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ. Tham khảo: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 98 – 99.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin và các hình 19.1, 19.2, hãy:
– Trình bày việc khai thác thế mạnh để phát triển các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Trình bày hướng phát triển các cây trồng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 98 – 99.
Lời giải:
– Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất là cây chè (chiếm khoảng 80% diện tích trồng chè cả nước năm 2021). Các vùng chuyên canh chè tập trung ở Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La,… với các thương hiệu chế nổi tiếng trong nước và quốc tế.
– Cây dược liệu có diện tích ngày càng tăng và là cây thế mạnh của vùng, nổi bật là cây hồi (chiếm 100 % diện tích cả nước), tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn,… Cây sa nhân (trên 93 % diện tích cả nước) được trồng nhiều ở Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang. Ngoài ra, vùng còn có các cây dược liệu khác: quế, tam thất, thảo quả,…
– Cây ăn quả được phát triển mạnh thứ hai cả nước, diện tích tăng nhanh, cả cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới (xoài, na, dứa), cận nhiệt (bưởi, nhãn, vải,…) và ôn đới (đào, mận,…). Cây ăn quả được trồng nhiều ở các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hoà Bình,…
– Các loại rau của vùng có diện tích lớn và ngày càng mở rộng để tận dụng lợi thế về đất, khí hậu. Rau được trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình,…
*Hướng phát triển các cây trồng của vùng là tập trung trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hoá hiệu quả cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, xanh, sạch; hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.