Lời giải Câu hỏi mục 2 trang 97 SGK Địa lí 12, Cánh diều – Bài 19. Khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ. Tham khảo: Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 96 – 97.
Câu hỏi/Đề bài:
Dựa vào thông tin và hình 19.1, hãy:
– Chứng minh thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
– Chứng minh thế mạnh về điều kiện kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hướng dẫn:
Phân tích thông tin SGK Địa lí 12, trang 96 – 97.
Lời giải:
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên |
Điều kiện kinh tế – xã hội |
– Địa hình đa dạng, phức tạp gồm các dãy núi cao, điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình cac-xtơ khá phổ biến; các cao nguyên (Sơn La, Mộc Châu,…), dạng địa hình đồi thấp. – Đất fe-ra-lit đỏ vàng chiếm 2/3 diện tích của vùng. → Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, sản xuất công nghiệp và hoạt động du lịch. – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hoá rõ rệt theo độ cao địa hình, thuận lợi cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới: chè, rau, đậu, dược liệu, cây ăn quả…. – Thượng nguồn của một số sông thuộc hệ thống sông Hồng: sông Đà, sông Chảy, sông Gâm…. có trữ năng thuỷ điện dồi dào. →Cơ sở để xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất lớn nhất cả nước. – Giàu tài nguyên khoảng sản, đa dạng về chủng loại nhưng phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn: a-pa-tit (Lào Cai) thiếc (Cao Bằng, Tuyên Quang); chỉ – kẽm (Bắc Kạn); sắt (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang…); than (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sơn La,…),… – Diện tích rừng lớn, chiếm 36,5 % diện tích rừng toàn quốc (2021), nhiều vườn quốc gia (Ba Bể, Hoàng Liên, Xuân Sơn,…) với hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan đẹp → phát triển du lịch và bảo vệ môi trường. |
– Nguồn lao động của vùng khá đông, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 25,9%, cao hơn trung bình cả nước (2021). – Cơ sở hạ tầng trong vùng đang được đầu tư nâng cấp, trong đó đường bộ khá phát triển với hệ thống các quốc lộ từ dầu mối giao thông Hà Nội đến các địa phương trong vùng; các quốc lộ chạy dọc biên giới, các tuyến đường cao tốc (trong đó cao tốc Hà Nội – Lào Cai đã đi vào hoạt động)… – Vùng có các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp đang khai thác có hiệu quả → thu hút vốn đầu tư, giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế. – Vùng được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, có các trung tâm giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học (ở Thái Nguyên, Sơn La,…). |