Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 11 trang 11 SBT toán 11 – Cánh diều: Tính: a)...

Bài 11 trang 11 SBT toán 11 – Cánh diều: Tính: a) A = cos ^2π /8 + cos ^2/3π /8 + cos ^2/5π /8 + cos ^2/7π /8

Sử dụng các công thức \(\cos \left( {\pi – x} \right) = – \cos x\). Trả lời Giải bài 11 trang 11 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 1. Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác. Tính:…

Đề bài/câu hỏi:

Tính:

a) \(A = {\cos ^2}\frac{\pi }{8} + {\cos ^2}\frac{{3\pi }}{8} + {\cos ^2}\frac{{5\pi }}{8} + {\cos ^2}\frac{{7\pi }}{8}\)

b) \(B = \sin \frac{\pi }{5} + \sin \frac{{2\pi }}{5} + … + \sin \frac{{9\pi }}{5}\) (có 9 số hạng)

c) \(C = \tan {1^o}{\rm{ }}.{\rm{ }}\tan {2^o}{\rm{ }}.{\rm{ }}\tan {3^o}.{\rm{ }}…{\rm{ }}{\rm{. }}\tan {89^o}\) (gồm 89 thừa số)

Hướng dẫn:

a) Sử dụng các công thức \(\cos \left( {\pi – x} \right) = – \cos x\), \(\cos \left( x \right) = \sin \left( {\frac{\pi }{2} – x} \right)\), \({\sin ^2}x + {\cos ^2}x = 1\).

b) Sử dụng công thức \(\sin \left( { – x} \right) = – \sin x\)

c) Sử dụng các công thức \(\tan x = \cot \left( {{{90}^o} – x} \right)\), \(\tan x.\cot x = 1\).

Lời giải:

a) Ta có:

\(\cos \left( {\frac{{7\pi }}{8}} \right) = \cos \left( {\pi – \frac{\pi }{8}} \right) = – \cos \frac{\pi }{8}\)

\(\cos \left( {\frac{{5\pi }}{8}} \right) = \cos \left( {\pi – \frac{{3\pi }}{8}} \right) = – \cos \frac{{3\pi }}{8}\)

\( \Rightarrow A = {\cos ^2}\frac{\pi }{8} + {\cos ^2}\frac{{3\pi }}{8} + {\cos ^2}\frac{{5\pi }}{8} + {\cos ^2}\frac{{7\pi }}{8}\)

\( = {\cos ^2}\frac{\pi }{8} + {\cos ^2}\frac{{3\pi }}{8} + {\cos ^2}\frac{{3\pi }}{8} + {\cos ^2}\frac{\pi }{8} = 2\left( {{{\cos }^2}\frac{\pi }{8} + {{\cos }^2}\frac{{3\pi }}{8}} \right)\)

Mặt khác, vì \(\cos \frac{{3\pi }}{8} = \sin \left( {\frac{\pi }{2} – \frac{{3\pi }}{8}} \right) = \sin \frac{\pi }{8}\)

Từ đó \(A = 2\left( {{{\cos }^2}\frac{\pi }{8} + {{\sin }^2}\frac{\pi }{8}} \right) = 2\).

b) Ta có: \(\sin \frac{{9\pi }}{5} = \sin \left( { – \frac{\pi }{5} + 2\pi } \right) = \sin \left( { – \frac{\pi }{5}} \right) = – \sin \frac{\pi }{5} \Rightarrow \sin \frac{{9\pi }}{5} + \sin \frac{\pi }{5} = 0\)

Tương tự ta có \(\sin \frac{{8\pi }}{5} + \sin \frac{{2\pi }}{5} = 0\), \(\sin \frac{{7\pi }}{5} + \sin \frac{{3\pi }}{5} = 0\), \(\sin \frac{{6\pi }}{5} + \sin \frac{{4\pi }}{5} = 0\)

Như vậy \(B = 0 + 0 + 0 + 0 + \sin \frac{{5\pi }}{5} = \sin \pi = 0\)

c) Ta có \(\tan {89^o} = \cot \left( {{{90}^o} – {{89}^o}} \right) = \cot {1^o}\), \(\tan {88^o} = \cot \left( {{{90}^o} – {{88}^o}} \right) = \cot {2^o}\),…

\(\tan {46^o} = \cot \left( {{{90}^o} – {{46}^o}} \right) = \cot {44^o}\).

Do đó \(C = \left( {\tan {1^o}.\tan {{89}^o}} \right)\left( {\tan {2^o}.\tan {{88}^o}} \right)…\left( {\tan {{44}^o}.\tan {{46}^o}} \right)\tan {45^o}\)

\( = \left( {\tan {1^o}.\cot {1^o}} \right)\left( {\tan {2^o}.\cot {2^o}} \right)…\left( {\tan {{44}^o}.\cot {{44}^o}} \right).1 = 1\)