Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 13 trang 11 SBT toán 11 – Cánh diều: Cho sin...

Bài 13 trang 11 SBT toán 11 – Cánh diều: Cho sin α + cos α = 1/3 với – π /2 < α < 0. Tính: a) A = sin α . cos α

Sử dụng hằng đẳng thức \({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\) với \(A = \sin \alpha \). Lời giải Giải bài 13 trang 11 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 1. Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác. Cho \(\sin \alpha + \cos \alpha = \frac{1}{3}\) với \( – \frac{\pi }{2} < \alpha < 0\). Tính:…

Đề bài/câu hỏi:

Cho \(\sin \alpha + \cos \alpha = \frac{1}{3}\) với \( – \frac{\pi }{2} < \alpha < 0\). Tính:

a) \(A = \sin \alpha .\cos \alpha \)

b) \(B = \sin \alpha – \cos \alpha \)

c) \(C = {\sin ^3}\alpha + {\cos ^3}\alpha \)

d) \(D = {\sin ^4}\alpha + {\cos ^4}\alpha \)

Hướng dẫn:

a) Sử dụng hằng đẳng thức \({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\) với \(A = \sin \alpha \), \(B = \cos \alpha \)

Sử dụng công thức \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\).

b) Sử dụng hằng đẳng thức \({\left( {A – B} \right)^2} = {A^2} – 2AB + {B^2}\) với \(A = \sin \alpha \), \(B = \cos \alpha \)

Sử dụng công thức \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) và điều kiện \( – \frac{\pi }{2} < \alpha < 0\) để xét dấu của \(\sin \alpha \) và \(\cos \alpha \).

c) Sử dụng hằng đẳng thức \({\left( {A + B} \right)^3} = {A^3} + {B^3} + 3AB\left( {A + B} \right)\) với \(A = \sin \alpha \), \(B = \cos \alpha \).

Sử dụng công thức \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) và kết quả ở câu a.

d) Sử dụng công thức \({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\) với \(A = {\sin ^2}\alpha \), \(B = {\cos ^2}\alpha \)

Sử dụng công thức \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1\) và kết quả ở câu a.

Lời giải:

a) Ta có \({\left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right)^2} = {\sin ^2}\alpha + 2\sin \alpha .\cos \alpha + {\cos ^2}\alpha = 1 + 2\sin \alpha \cos \alpha \)

Suy ra \(A = \sin \alpha .\cos \alpha = \frac{{{{\left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right)}^2} – 1}}{2} = \frac{{{{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^2} – 1}}{2} = – \frac{4}{9}\)

b) Ta có \({B^2} = {\left( {\sin \alpha – \cos \alpha } \right)^2} = {\sin ^2}\alpha – 2\sin \alpha .\cos \alpha + {\cos ^2}\alpha = 1 – 2\sin \alpha \cos \alpha \)

Theo câu a, ta có \(\sin \alpha .\cos \alpha = – \frac{4}{9}\) nên \({B^2} = 1 – 2\left( { – \frac{4}{9}} \right) = \frac{{17}}{9} \Rightarrow B = \pm \frac{{\sqrt {17} }}{3}\).

Do \( – \frac{\pi }{2} < \alpha < 0\) , ta suy ra \(\sin \alpha 0\). Từ đó \(B = \sin \alpha – \cos \alpha < 0\).

Như vậy \(B = – \frac{{\sqrt {17} }}{3}\)

c) Ta có \({\left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right)^3} = {\sin ^3}\alpha + {\cos ^3}\alpha + 3\sin \alpha .\cos \alpha \left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right)\)

Theo câu a, ta có \(\sin \alpha .\cos \alpha = – \frac{4}{9}\) nên:

\(C = {\left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right)^3} – 3\sin \alpha .\cos \alpha \left( {\sin \alpha + \cos \alpha } \right) = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^3} – 3.\frac{{ – 4}}{9}.\frac{1}{3} = \frac{{13}}{{27}}\).

d) Ta có \({\left( {{{\sin }^2}\alpha + {{\cos }^2}\alpha } \right)^2} = {\left( {{{\sin }^2}\alpha } \right)^2} + {\left( {{{\cos }^2}\alpha } \right)^2} + 2{\sin ^2}\alpha {\cos ^2}\alpha \)

\( = {\sin ^4}\alpha + {\cos ^4}\alpha + 2{\sin ^2}\alpha {\cos ^2}\alpha \)

Theo câu a, ta có \(\sin \alpha .\cos \alpha = – \frac{4}{9}\) nên:

\(D = {\left( {{{\sin }^2}\alpha + {{\cos }^2}\alpha } \right)^2} – 2{\left( {\sin \alpha .\cos \alpha } \right)^2} = 1 – 2{\left( { – \frac{4}{9}} \right)^2} = \frac{{49}}{{81}}\)