Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 10 trang 11 SBT toán 11 – Cánh diều: Cho tan...

Bài 10 trang 11 SBT toán 11 – Cánh diều: Cho tan x = – 2. Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: a) A = 3sin x – 5cos x/4sin x + cos x

Do \(\tan x\) xác định nên \(\cos x \ne 0\). Chia cả tử và mẫu của \(A\) cho \(\cos x\), của \(B\) cho \({\cos ^2}x\). Lời giải Giải bài 10 trang 11 sách bài tập toán 11 – Cánh diều – Bài 1. Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác. Cho \(\tan x = – 2\). Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:…

Đề bài/câu hỏi:

Cho \(\tan x = – 2\). Tính giá trị của mỗi biểu thức sau:

a) \(A = \frac{{3\sin x – 5\cos x}}{{4\sin x + \cos x}}\)

b) \(B = \frac{{2{{\sin }^2}x – 3\sin x\cos x – {{\cos }^2}x}}{{{{\sin }^2}x + \sin x\cos x}}\)

Hướng dẫn:

Do \(\tan x\) xác định nên \(\cos x \ne 0\).

Chia cả tử và mẫu của \(A\) cho \(\cos x\), của \(B\) cho \({\cos ^2}x\).

Sử dụng công thức \(\tan x = \frac{{\sin x}}{{\cos x}}\).

Lời giải:

Do \(\tan x\) xác định nên \(\cos x \ne 0\).

a) Chia cả tử và mẫu của \(A\) cho \(\cos x \ne 0\), ta có:

\(A = \frac{{3\frac{{\sin x}}{{\cos x}} – 5\frac{{\cos x}}{{\cos x}}}}{{4\frac{{\sin x}}{{\cos x}} + \frac{{\cos x}}{{\cos x}}}} = \frac{{3\tan x – 5}}{{4\tan x + 1}} = \frac{{3\left( { – 2} \right) – 5}}{{4\left( { – 2} \right) + 1}} = \frac{{11}}{7}\)

b) Chia cả tử và mẫu của \(B\) cho \({\cos ^2}x \ne 0\), ta có:

\(B = \frac{{2\frac{{{{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} – 3\frac{{\sin x\cos x}}{{{{\cos }^2}x}} – \frac{{{{\cos }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}}}}{{\frac{{{{\sin }^2}x}}{{{{\cos }^2}x}} + \frac{{\sin x\cos x}}{{{{\cos }^2}x}}}} = \frac{{2{{\left( {\frac{{\sin x}}{{\cos x}}} \right)}^2} – 3\frac{{\sin x}}{{\cos x}} – 1}}{{{{\left( {\frac{{\sin x}}{{\cos x}}} \right)}^2} + \frac{{\sin x}}{{\cos x}}}}\)

\( = \frac{{2{{\tan }^2}x – 3\tan x – 1}}{{{{\tan }^2}x + \tan x}} = \frac{{2{{\left( { – 2} \right)}^2} – 3\left( { – 2} \right) – 1}}{{{{\left( { – 2} \right)}^2} + \left( { – 2} \right)}} = \frac{{13}}{2}\)