Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 SBT Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bài 9 trang 131 SBT toán 10 – Chân trời sáng tạo:...

Bài 9 trang 131 SBT toán 10 – Chân trời sáng tạo: Dãy số liệu 5; 6; 0; 3; 5; 10; 3; 4 có các giá trị ngoại lệ là: A. 0; B. 10; C. 0;10; D. ∅

Bước 1: Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm: \({x_1}, {x_2}, . . . , {x_n}\) Bước 2: Tìm trung vị \({Q_2}\. Hướng dẫn cách giải/trả lời Giải bài 9 trang 131 sách bài tập toán 10 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối Chương 6. Dãy số liệu 5; 6; 0; 3; 5; 10; 3; 4 có các giá trị ngoại lệ là:…

Đề bài/câu hỏi:

Dãy số liệu 5; 6; 0; 3; 5; 10; 3; 4 có các giá trị ngoại lệ là:

A.0;

B. 10;

C. 0;10;

D. \(\emptyset \).

Hướng dẫn:

Bước 1: Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm: \({x_1},{x_2},…,{x_n}\)

Bước 2: Tìm trung vị \({Q_2}\) của mẫu số liệu

Bằng \({x_m}\) nếu \(n = 2m – 1\); là \(\frac{1}{2}({x_m} + {x_{m + 1}})\) nếu \(n = 2m\)

Bước 3: Tìm tứ phân vị

Tính \({Q_1}\)là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên trái \({Q_2}\) (không bao gồm trung vị nếu n lẻ)

Tính \({Q_1}\)là trung vị của nửa số liệu đã sắp xếp bên phải \({Q_2}\) (không bao gồm trung vị nếu n lẻ)

Khoảng tứ phân vị: \(\Delta Q = {Q_3} – {Q_1}\)

x là giá trị ngoại lệ nếu \(x > {Q_3} + 1,5{\Delta _Q}\) hoặc \(x < {Q_1} – 1,5{\Delta _Q}\)

Lời giải:

+ Sắp xếp số liệu theo thứ tự không giảm

0

3

3

4

5

5

6

10

+ Tứ phân vị: \({Q_2} = \left( {4 + 5} \right):2 = 4,5\); \({Q_1} = \left( {3 + 3} \right):2 = 3;{Q_3} = \left( {5 + 6} \right):2 = 5,5 \Rightarrow \Delta Q = {Q_3} – {Q_1} = 2,5\)

Ta có \({Q_1} – 1,5.{\Delta _Q} = 3 – 1,5.2,5 = – 0,75\) và \({Q_3} + 1,5.{\Delta _Q} = 5,5 + 1,5.2,5 = 9,25\) nên mẫu có giá trị ngoại lệ là 10.

Chọn B.