Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 Chuyên đề học tập Toán 10 - Chân trời sáng tạo Bài 4 trang 32 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân...

Bài 4 trang 32 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân trời sáng tạo: Cho a, b ≥ 0. Chứng minh rằng bất đẳng thức sau đúng với mọi n ∈ N* a^n + b^n/2 ≥ a + b/2 ^n

Hướng dẫn giải Giải bài 4 trang 32 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân trời sáng tạo – Bài 1. Phương pháp quy nạp toán học – Chuyên đề học tập Toán 10 Chân trời sáng tạo. Cho \(a,b \ge 0\). Chứng minh rằng bất đẳng thức sau đúng với mọi \(n \in \mathbb{N}*\…

Đề bài/câu hỏi:

Cho \(a,b \ge 0\). Chứng minh rằng bất đẳng thức sau đúng với mọi \(n \in \mathbb{N}*\)

\(\frac{{{a^n} + {b^n}}}{2} \ge {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^n}\)

Lời giải:

Ta chứng minh bất đẳng thức bằng phương pháp quy nạp

Với \(n = 1\) ta có \(\frac{{{a^1} + {b^1}}}{2} = {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^1}\)

Vậy bất đẳng thức đúng với \(n = 1\)

Giải sử bất đẳng thức đúng với \(n = k\) nghĩa là có \(\frac{{{a^k} + {b^k}}}{2} \ge {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^k}\)

Ta chứng minh bất đẳng thức đúng với \(n = k + 1\) tức là chứng minh \(\frac{{{a^{k + 1}} + {b^{k + 1}}}}{2} \ge {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^{k + 1}}\)

Sử dụng giả thiết quy nạp ta có: \({\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^{k + 1}} = {\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)^k}.\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right) \le \left( {\frac{{{a^k} + {b^k}}}{2}} \right).\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right)\)

Ta sẽ nhận được điều phải chứng minh nếu chứng minh được:

\(\left( {\frac{{{a^k} + {b^k}}}{2}} \right).\left( {\frac{{a + b}}{2}} \right) \le \frac{{{a^{k + 1}} + {b^{k + 1}}}}{2}\)

Hay \(\left( {{a^k} + {b^k}} \right).\left( {a + b} \right) \le 2\left( {{a^{k + 1}} + {b^{k + 1}}} \right)\)

Hay \({a^{k + 1}} + {b^{k + 1}} + b{a^k} + a{b^k} \le 2\left( {{a^{k + 1}} + {b^{k + 1}}} \right)\)

Hay \({a^{k + 1}} + {b^{k + 1}} – b{a^k} – a{b^k} \ge 0\)

Hay \(\left( {{a^k} – {b^k}} \right)\left( {a – b} \right) \ge 0\) đúng vì \(\left( {{a^k} – {b^k}} \right)\) và \(\left( {a – b} \right)\) cùng dấu, \(k \in \mathbb{N}*;a,b \ge 0.\)

Vậy bất đẳng thức đúng với mọi số nguyên dương n.