Trả lời Vận dụng 8.14 Bài 8. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trang 21, 22, 23) – SBT Hóa 10 Kết nối tri thức. Tham khảo: Dựa vào.
Câu hỏi/Đề bài:
Nguyên tố A là thành phần thiết yếu cho mọi sự sống. D là nguyên tố rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp đồ gốm, men sử, thuỷ tinh, vật liệu bản dẫn, vật liệu y tế,… Oxide ứng với hoá trị cao nhất của hai nguyên tổ A và D đều có dạng RO2. Hợp chất khí với hydrogen của A chứa 25% hydrogen về khối lượng, còn hợp chất khí với hydrogen của D chứa 87,5% D về khối lượng.
a) Viết công thức hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố A và D.
b) Viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của A, D và hydroxide tương ứng. So sánh tính acid – base giữa các oxide, hydroxide đó. Giải thích.
Hướng dẫn:
Dựa vào
– Xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng tăng dần, tính acid của chúng giảm dần
– Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
– Công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố từ IA đến VIIA
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Công thức oxide cao nhất |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hợp chất khí với hydrogen |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
H2R |
HR |
Lời giải:
a) Oxide ứng với hoá trị cao nhất của hai nguyên tổ A và D đều có dạng RO2
=> A và D đều thuộc nhóm IVA
=> Công thức hợp chất khí với hydrogen của A và D là AH4 và DH4
– Ta có: \(\frac{{{M_A}}}{{1.4}} = \frac{{75}}{{25}}\) => MA = 12 => A là Carbon
– Ta có: \(\frac{{{M_D}}}{{1.4}} = \frac{{87,5}}{{12,5}}\) => MD = 28 => D là Silicon
=> Công thức hợp chất khí với hydrogen của C và Si là CH4 và SiH4
b) – Công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của C lần lượt là CO2 và H2CO3
– Công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của Si lần lượt là SiO2 và H2SiO3
– Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
C |
|
|
|
3 |
|
|
|
Si |
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
– Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide
+ Trong cùng một chu kì 3, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều giảm dần tính base và tăng dần tính acid của oxide và hydroxide của các nguyên tố là: SiO2 < CO2 và H2SiO3 < H2CO3