Trang chủ Lớp 10 Hóa học lớp 10 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức Vận dụng 8.15 Bài 8 (trang 21, 22, 23) SBT Hóa 10:...

Vận dụng 8.15 Bài 8 (trang 21, 22, 23) SBT Hóa 10: Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng

Trả lời Vận dụng 8.15 Bài 8. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trang 21, 22, 23) – SBT Hóa 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào.

Câu hỏi/Đề bài:

Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận. Cho 1,2 g M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 L khi (đo ở 25 °C và 1 bar).

a) Xác định M và cho biết vị trí của M trong bảng tuần hoàn.

b) So sánh tính kim loại của M với 19K và 12Mg. Giải thích.

Hướng dẫn:

Dựa vào

– Công thức: \(n = \frac{{p.V}}{{R.T}}\)

– Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:

+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần

– Cách thực hiện:

+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)

+ Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid – base của oxide và hydroxide để xác định đáp án đúng

Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.

Lời giải:

a) – Có \(n = \frac{{p.V}}{{R.T}} = \frac{{1.0,7437}}{{0,082.(273 + 25)}} \approx 0,03\)mol

– Xét phương trình phản ứng: M + 2HCl -> MCl2 + H2

=> MM = \(\frac{{1,2}}{{0,03}} = 40\)g/mol => M là calcium (Ca)

– Vị trí trong bảng tuần hoàn: ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA

b) – Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nhóm

Chu kì

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

1

2

3

Mg

4

K

Ca

5

6

– Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại – phi kim:

+ Trong cùng một chu kì 4, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố là: Ca< K

+ Trong cùng một nhóm IIA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều giảm dần tính kim loại của các nguyên tố là: Mg< Ca