Giải chi tiết Vận dụng 8.13 Bài 8. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trang 21, 22, 23) – SBT Hóa 10 Kết nối tri thức. Gợi ý: Dựa vào.
Câu hỏi/Đề bài:
Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5. Ion Y– có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6.
a) Xác định cấu hình electron của nguyên tử M và nguyên tử Y.
b) Xác định vị trí của M, Y trong bảng tuần hoàn.
Hướng dẫn:
Dựa vào
– Khi có cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
+ TH1: các lớp trước đó đã được lấp đầy electron
+ TH2: trước lớp ngoài cùng vẫn có lớp chưa được lấp đầy electron (do có phân lớp d hoặc phân lớp f). Áp dụng với nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng từ 4s trở lên
– Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Số lớp electron = số chu kì
+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)
+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron
– Cách xác định nhóm của các nguyên tố nhóm B có cấu hình electron lớp ngoài cùng là (n-1)dxnsy
+ TH1: 3 ≤ (x+y) ≤ 7 => Nguyên tố thuộc nhóm (x+y)B
+ TH2: 8 ≤ (x+y) ≤ 10 => Nguyên tố thuộc nhóm VIIIB
+ TH3: 11 ≤ (x+y) ≤ 12 => Nguyên tố thuộc nhóm (x+y-10)B
Lời giải:
a + b) – Ion M3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d5
=> Nguyên tử M có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d64s2
=> Đây là nguyên tố iron (Fe) thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB, ô 26 trong bảng tuần hoàn
– Ion Y– có cấu hình electron ngoài cùng là 4p6
=> Nguyên tử Y có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p63d104s24p5
=> Đây là nguyên tố bromine (Br) thuộc chu kì 4, nhóm VIIA, ô 35 trong bảng tuần hoàn