Đáp án Vận dụng 8.12 Bài 8. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trang 21, 22, 23) – SBT Hóa 10 Kết nối tri thức. Tham khảo: Dựa vào.
Câu hỏi/Đề bài:
Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 24 hạt.
a) Viết cấu hình electron của nguyên tử A. Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn.
b) Viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất, hydroxide tương ứng của A và nêu tính acid – base của chúng.
Hướng dẫn:
Dựa vào
– Mối liên hệ giữa các hạt proton (p), neutron (n) và electron (e) trong nguyên tử:
+ Tổng số hạt trong nguyên tử = p + n + e
+ Trong nguyên tử trung hòa về điện có p = e
+ Số hạt không mang điện = n
+ Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
– Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Số lớp electron = số chu kì
+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)
+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron
– Công thức oxide cao nhất và hợp chất khí với hydrogen của các nguyên tố từ IA đến VIIA
Nhóm |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
Công thức oxide cao nhất |
R2O |
RO |
R2O3 |
RO2 |
R2O5 |
RO3 |
R2O7 |
Hợp chất khí với hydrogen |
|
|
|
RH4 |
RH3 |
H2R |
HR |
Lời giải chi tiết:
a) – Gọi số hạt proton, electron và neutron trong nguyên tử A lần lượt là p, e, n
– Có tổng số các hạt trong nguyên tử A là 108 ” 2p + n = 108 (1) (do p = e)
– Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mạng điện là 24 hạt ” 2p – n = 24 (2)
=> Từ (1), (2) giải hệ hai phương trình hai ẩn ta có p = e = 33, n = 42
– Nguyên tử A có Z = 33
=> Phân mức năng lượng electron: 1s22s22p63s23p64s23d104p3
=> Cấu hình electron của nguyên tử là: 1s22s22p63s23p63d104s24p3
=> Đây là nguyên tố arsenic (As) thuộc chu kì 4, nhóm VA, ô 33 trong bảng tuần hoàn
b) Công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của A lần lượt là As2O5 và H3AsO4 (đều có tính acid)