Đáp án Thông hiểu 8.11 Bài 8. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (trang 21, 22, 23) – SBT Hóa 10 Kết nối tri thức. Tham khảo: Dựa vào.
Câu hỏi/Đề bài:
Cấu hình electron theo lớp của năm nguyên tố X, Q, Z, A, D như sau:
X: 2, 2; Q: 2, 8, 8, 2; Z: 2, 7;
A: 2, 8, 8, 7; D: 2.
a) Nêu vị trí mỗi nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
b) Xác định kim loại mạnh nhất, phi kim mạnh nhất, nguyên tố kém hoạt động nhất trong số chúng. Giải thích.
Hướng dẫn:
Dựa vào
– Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Số lớp electron = số chu kì
+ Số electron lớp ngoài cùng = số nhóm (đối với các nguyên tố nhóm A)
+ Ô số thứ tự = điện tích hạt nhân = số proton = số electron
– Xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
+ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
+ Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
– Cách thực hiện:
+ Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn (chu kì nào? Nhóm nào?)
+ Bước 2: Dựa vào các xu hướng biến đổi để xác định đáp án đúng
Trong trường hợp, có nguyên tố không cùng chu kì và không cùng nhóm với một nguyên tố khác, ta so sánh thông qua một nguyên tố trung gian có cùng chu kì với một nguyên tố và cùng nhóm với nguyên tố còn lại.
Lời giải:
a) – Bước 1: Xác định vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
X: 2, 2; Q: 2, 8, 8, 2; Z: 2, 7;
A: 2, 8, 8, 7; D: 2.
+ Cấu hình electron của X là: 1s22s2
=> X thuộc chu kì 2, nhóm IIA
+ Cấu hình electron của Q là: 1s22s22p63s23p64s2
=> Q thuộc chu kì 4, nhóm IIA
+ Cấu hình electron của Z là: 1s22s22p5
=> Z thuộc chu kì 2, nhóm VIIA
+ Cấu hình electron của A là: 1s22s22p63s23p63d54s2
=> A thuộc chu kì 4, nhóm VIIB
+ Cấu hình electron của D là: 1s2
=> D thuộc chu kì 1, nhóm VIIIA (D là He)
b)
Nhóm Chu kì |
IA |
IIA |
IIIA |
IVA |
VA |
VIA |
VIIA |
VIIIA |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
D |
2 |
|
X |
|
|
|
|
Z |
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
Q |
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
– Bước 2: Dựa vào xu hướng biến đổi tính kim loại, tính phi kim:
+ Trong cùng một nhóm IIA, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố là: X < Q (1)
+ Trong cùng một chu kì 2, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố là: Z < X (2)
+ Trong cùng một chu kì 4, theo chiều tăng dần về điện tích hạt nhân, ta có chiều tăng dần tính kim loại của các nguyên tố là: D < Q (2)
=> Kim loại mạnh nhất là Q. Phi kim mạnh nhất là Z. Nguyên tố kém hoạt động nhất là D vì D là khí hiếm