Soạn Câu 3 THTV trang 30 Vở thực hành (VTH) Văn 9 Kết nối tri thức – Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần. Tham khảo: Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.
Câu hỏi/Đề bài:
a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần:
Tác dụng:
b. “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
Dấu hiệu nhận biết biện pháp tu từ điệp vần:
Tác dụng:
Hướng dẫn:
Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.
Lời giải:
Biện pháp tu từ điệp vần trong các trường hợp và tác dụng:
a. “Rơi hoa kết mưa còn rả rích
Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương
Bóng dương với khách tha hương
Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”
– Biện pháp điệp vần: dương…hương
– Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”
b. “Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát”
– Biện pháp điệp vần: Xưa – trưa – đưa
– Tác dụng: Tạo nhịp điệu cho câu, nhấn mạnh những cảm xúc khi được trở lại quê mẹ.