Trả lời Câu 2 THTV trang 30 Vở thực hành (VTH) Văn 9 Kết nối tri thức – Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần. Hướng dẫn: Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.
Câu hỏi/Đề bài:
Các trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:
Câu thơ |
Nhóm thanh điệu được lặp |
– Ví dụ: Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng … |
(bằng – bằng – trắc) … |
Hướng dẫn:
Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng.
Lời giải:
Các trường hợp điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ:
– Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng là điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Cụ thể, trong các câu thơ 1,2,5,9,13 có thứ tự thanh điệu là bằng – bằng- trắc; câu thơ 10 có thứ tự thanh điệu là trắc – bằng – bằng.
– Tác dụng của biện pháp tu từ này trong câu:
+ Tạo cho người đọc cảm giác về sự xuất hiện đều đặn, tuần hoàn, nhịp nhàng của các sự vật trong mưa.
+ Giúp tác giả nhấn mạnh vào cảm xúc được truyền tải qua bài thơ: cảm giác nhớ nhung, bồi hồi, chán nản.
+ Tạo tính nhạc dồn dập, hài hòa.