Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 SBT Văn 9 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi 7 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo:...

Câu hỏi 7 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Lời giải Câu hỏi 7 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo – Đọc trang 31 sách bài tập Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/Đề bài:

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CHUYỆN TRÒ VỀ THƠ VỚI HUY CẬN

Theo Phan Hoàng

Huy Cận là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn sót lại của phong trào Thơ mới. Vừa đặt chân đến Hà Nội, chúng tôi (sáu người trong đoàn nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh) tham dự hội nghị công tác Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ IV, rời nhà khách Chính phủ để đến thấp hương cho nhà thơ Xuân Diệu và thăm nhà thơ Huy Cận. Buồn thay, nhà thơ Huy Cận vắng nhà. Nhưng rồi chúng tôi cũng đã được gặp ông trong hội nghị. Và ông đã dành riêng cho chúng tôi một cuộc chuyện trò thủ vị về thơ.

[…]

– Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nhưng để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy, chàng Huy Cận bắt đầu từ đâu, thưa ông?

– Hồi nhỏ tôi rất thích thơ. Quê hương tôi lại là vùng có truyền thống văn nghệ. Tôi sinh năm 1919, tại làng An Phú thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Bố tôi là một ông đổ Nho đậu Tam trường, có biết tiếng Tây. Ông đi làm hương sư, sau chán, trở về quê cày ruộng và mở lớp dạy chữ Hán. Bố tôi rất mê văn chương, thuộc Truyện Kiểu kinh khủng và hay bình Kiều. Mẹ tôi cũng mê Kiều và nể phục tài của chồng.

Còn cái làng tôi thì yêu văn nghệ vô cùng. Vào những đêm trăng thanh gió mát, nhất là vào mùa hè, thường là cả xóm kéo nhau ra bãi cát, gọi là bài Giang, để hát dặm hát ví với nhau. Nam nữ thanh niên ứng khẩu những câu ví dặm rất hay, rất tỉnh. Không khí thơ mộng chưa thấy ở bất cứ đâu. Và nhiều cuộc tình duyên cũng đã nảy nở, hình thành trong hoàn cảnh ấy.

Nhà nghèo, nên tôi phải sớm vào Huế nhờ ông cậu nuôi ăn học. Lúc bấy giờ mới bảy tuổi, tôi chưa biết Kiều là gì. Nhưng đêm đêm, có ông quản gia nhà bà con với tôi nằm đọc Kiều sang sảng: “Đề huề lưng túi gió trăng/ Sau lưng theo một vài thằng con con..”. Tôi không biết “đề huế” là gì, “lưng túi” là gì, nhưng vẫn thấy rất hay.

Tất cả những cái đó làm cho mình đâm ra thích thơ, mặc dù tôi là thẳng học sinh giỏi cả khoa học nhân văn lẫn khoa học tự nhiên, nhưng rất mê thơ.

– Ông bắt đầu làm thơ từ khi nào?

– Lúc học ở Huế, năm lớp nhất thành chung, mười ba tuổi, tôi làm những bài thơ đầu tiên. Năm đệ tam, mười sáu tuổi, tôi mới có thơ đăng báo ở Huế như Tràng An, Sông Hương,… Đến năm mười tám tuổi, thơ tôi đăng liên tiếp ở bào Ngày nay. Và tôi bắt đầu nổi tiếng từ đó.

– Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát, ông nghĩ gì về thể thơ này?

– Lục bát là thể thơ rất Việt Nam, như là hơi thở của giống nòi. Theo nhận định của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học thì thơ Việt Nam có ba giai đoạn lục bát: lục bát của ca dao, lục bát của Nguyễn Du và lục bát của Huy Cận. Còn lục bát khác cũng có nhiều cái hay, nhưng nó không hẳn thành ra một giai đoạn lục bát.

Tại sao tôi viết được lục bát như vậy? Trước tiên là mê Kiều. Nhưng mê Kiều thì cũng có nhiều người mê kia mà? Điều quan trọng là lục bát thấm vào tôi từ nhỏ với những bài ví dặm câu năm chữ xen những câu lục bát. Như bài Mẹ goi con côi cực hay:

Cục lòng mẹ quá con ôi

Đi thời thương tiếc phải ngồi nuôi con

Ru duyên hơi, phận hơi

Ru duyên hơi, phận hơi

Ru duyên hơi, phận hơi

Ru con ăn con nhỏi

Ru non nước tình chung

Ru xuân hạ thu đông

Ru bốn mùa ở tình cảnh

Bóng trăng lên xấp xánh…

– Theo ông, lục bát Huy Cận khác gì lục bát Nguyễn Bính?

– Có loại lục bát vè. Có loại lục bát thơ. Lục bát của Nguyễn Bính và lục bát Huy Cận đều là lục bát thơ. Thơ lục bát của tôi cô đọng, đông đặc, nhưng không bí hiểm. So với Nguyễn Bính thì lục bát Huy Cận có phần cô đúc, sâu lắng hơn. Lục bát Nguyễn Bính gắn với ca dao, có chất thơ.

– Ông nghĩ gì về lục bát của các nhà thơ hôm nay?

– Có nhiều bài lục bát tài tình đấy. Như Cây tre của Nguyễn Duy chẳng hạn. Kĩ thuật lục bát bây giờ của nhiều anh cũng tài cũng nhuyễn. Thế nhưng, để có cái hồn riêng của từng người thì thật khó.

– Nhà thơ bây giờ như “là rụng mùa thu”, nhưng ít người có cái “riêng” chứ chưa nói là hay. Vậy theo ông, một nhà thơ trước hết cần tố chất gì?

– Tài năng. Anh bỏ hàng năm để làm một bài thơ, nhưng không có tài thì cũng hỏng. Nhưng tài năng thể hiện ở chỗ nào? Ở cảm xúc tổng thể, cảm xúc của trái tim, cảm xúc của cơ thể, cảm xúc của cả trí tuệ nữa, tức sự rung động về trí tuệ, vì nếu không thì anh làm xã luận, chứ không làm thơ được.

– Xin cảm ơn ông!

(In trong Phỏng vấn người Hà Nội, Phan Hoàng, NXB Trẻ, 2000)

a. Văn bản trên có phải là một bài phỏng vấn không? Dựa vào đâu em xác định như vậy?

b. Mục đích của văn bản này là gì? Hệ thống câu hỏi trong văn bản có giúp người phỏng vấn đạt được mục đích hay không? Vì sao?

c. Xác định những thông tin cơ bản của văn bản. Nhan đề Chuyện trò về thơ với Huy Cận đã khái quát được nội dung của toàn văn bản chưa? Giải thích suy nghĩ của em.

d. Có ý kiến cho rằng một người phỏng vấn giỏi phải biết ẩn mình, khơi gợi, tạo cảm hứng cho nhân vật và người đọc. Theo em, người phỏng vấn trong văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu đó chưa? Phân tích một ví dụ để làm rõ ý kiến của em

Hướng dẫn:

Xem lại kiến thức về Bài phỏng vấn (SGK/57), kết hợp đọc kĩ văn bản để trả lời các câu hỏi.

Lời giải:

a. Văn bản trên là một bài phỏng vấn.

Cơ sở xác định:

Văn bản trình bày nội dung cuộc trao đổi về thơ giữa nhà báo Phan Hoàng và nhà thơ Huy Cận. Bài phỏng vấn được trình bày dưới hình thức ghi chép sau khi đã được biên tập.

– Về bố cục: đảm bảo bố cục ba phần của một bài phỏng vấn.

– Về hình thức:

+ Phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách dùng kiểu chữ: câu hỏi in nghiêng, câu trả lời in thường, dấu gạch ngang đầu dòng (-).

+ Sử dụng hệ thống câu hỏi mở và thuật ngữ chuyên ngành như: hát vì hát dặm, thơ lục bát, kĩ thuật lục bát, xã luận,… để thu thập thông tin về vấn đề cần phỏng vấn.

b. Mục đích của bài phỏng vấn này là thu thập thông tin về khởi nguồn của hồn thơ Huy Cận, ý kiến của Huy Cận về thể thơ lục bát và việc sáng tác thơ lục bát, tố chất cần có của một nhà thơ. Hệ thống câu hỏi trong văn bản đã giúp người phỏng vấn đạt được mục đích phỏng vấn.

Mục đích

Hệ thống câu hỏi phỏng vấn

Tìm hiểu về khởi nguồn của hồn thơ Huy Cận.

– Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại. Nhưng để đi đến đỉnh cao vinh quang ấy, chàng Huy Cận bắt đầu từ đâu, thưa ông? – Ông bắt đầu làm thơ từ khi nào?

Tìm hiểu suy nghĩ – của Huy Cận về thơ gì lục bát và việc sáng – tác thơ lục bát.

– Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát, ông nghĩ về thể thơ này? Theo ông, lục bát Huy Cận khác gì lục bát Nguyễn Bính?

– Ông nghĩ gì về lục bát của các nhà thơ hôm nay?

Tìm hiểu suy nghĩ của Huy Cận về tố chất cần có của một nhà thơ.

Nhà thơ bây giờ như “lá rụng mùa thu, nhưng ít người có cái “riêng” chứ chưa nói là hay. Vậy theo ông, một nhà thơ trước hết cần tố chất gì?

c. Những thông tin cơ bản của văn bản là:

+ Khởi nguồn của hồn thơ Huy Cận

+ Ý kiến của ông về thơ lục bát và việc sáng tác thơ lục bát

+ Tố chất cần có của một nhà thơ.

Nhan đề Chuyện trò về thơ với Huy Cận đã khái quát được nội dung của toàn văn bản vì nội dung văn bản trình bày cuộc trò chuyện giữa Phan Hoàng và Huy Cận về những vấn đề liên quan đến thơ như khỏi nguồn của hồn thơ Huy Cận, những suy nghĩ của ông về thể thơ lục bát, so sánh lục bát Huy Cận và lục bát Nguyễn Bính, nhận xét của ông về tình hình sáng tác thơ lục bát hiện nay (thời điểm phỏng vấn) cũng như tố chất cần có của một nhà thơ.

d. Người phỏng vấn trong văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu biết ẩn mình, khơi gọi, tạo cảm hứng cho nhân vật và người đọc.

Cụ thể:

(1) Người phỏng vấn không nói gì về bản thân, chỉ tập trung nêu sâu câu hỏi với nội dung cho thấy người phỏng vấn đã tìm hiểu kĩ về vấn đề và người được phỏng vấn;

(2) Người phỏng vấn biết khơi mở, tạo cảm hứng cho người trả lời bằng cách: khẳng định vị thế, tài năng của Huy Cận trước khi nêu câu hỏi (Cái tên Huy Cận không xa lạ gì đối với nền thi ca Việt Nam hiện đại, Là nhà thơ rất thành công về thể thơ lục bát); dẫn dắt khéo léo (Nhà thơ bây giờ như “là rụng mùa thu, nhưng ít người có cái “riêngchứ chưa nói là hay);

(3) Trong suốt cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn thể hiện thái độ cầu thị, tôn trọng người được phỏng vấn (Thưa ông, Theo ông, Xin cảm ơn ông…);

(4) Bài phỏng vấn được biên tập cẩn thận, các nội dung phỏng vấn được sắp xếp theo trình tự logic và cuốn hút người đọc.