Lời giải Câu hỏi 6 trang 32 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo – Đọc trang 31 sách bài tập Ngữ văn 9 – Chân trời sáng tạo. Hướng dẫn: Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56) kết hợp với kiến thức về văn bản thông tin đã được.
Câu hỏi/Đề bài:
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU
Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh
Đất Mũi Cà Mau – nơi cực Nam của đất nước được khai phá vào cuối thế kỉ XVIL đầu thế kỉ XVIII, gắn liền với sự quản tụ của ba dân tộc: Kinh, Hoa, Kh mẻ. Do vậy, nơi đây có sự giao thoa những nét sinh hoạt văn hóa đa sắc tộc được thể hiện qua nhiều phong tục, tập quân phong phú và đặc sắc.
Xưa có người kể rằng, những cư dân nơi Mũi Cà Mau là những người hùng ở phía Bắc vì không chịu được sự bóc lột của đế quốc phong kiến đã bỏ làng, bỏ đất mà đi về phương Nam. Họ cứ đi, đi mà đặc biệt Cà Mau, mảnh đất cuối cùng của đất nước vốn được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi và dừng lại để sinh cơ, lập nghiệp. Càng gắn bó với đất, với rừng, họ càng thấu hiểu câu nói: “Đất lành chim đậu”, “Rừng là vàng, biển là bạc”….
Lịch sử hình thành, vị trị toạ lạc, diện tích
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002, nằm trên địa bàn huyện Năm Căn và Ngọc Hiến, tỉnh Cà Mau, cách Thành phố Hồ Chí Minh gần 400km, nơi có cột mốc cuối cùng của Việt Nam trên đất liền, với tổng diện tích: 41862 ha, trong đó diện tích trên đất liền là 15 262 ha, diện tích ven biển là 26 600 ha – một vùng đất ngập mặn với quần thể thực vật chiếm ưu thế là cây đước, cây mắm³. Đây là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hoá và lịch sử.
Đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi nghiên cứu về các loài chim nước ven biển của Việt Nam và vùng châu Á – Thái Bình Dương, du khách có thể thoả sức khám phá, tìm hiểu những nét đặc trưng độc đáo về địa lí tự nhiên và địa mạo tạo nên vùng sinh thái của sông, ven biển có một không hai ở Việt Nam.
Sẽ thật là thú vị khi bạn được lênh đênh bằng xuồng máy trên các sông, rạch, với những buổi đi xuyên rừng đước, thoả thích chụp ảnh các loài chim, thú, hít thở bầu không khí trong lành và lắng nghe những âm thanh vọng về từ cây lá, chim muông,… Du khách cũng sẽ rất ngạc nhiên và thích thú khi được biết Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện. Nơi đây hiện có hơn 100 loài động vật quý hiếm đang sinh sống.
Quần thể động thực vật phong phú
Do điều kiện thiên nhiên đặc trưng nên hệ động vật của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau rất phong phú, đa dạng với lớp thú có 13 loài thuộc 9 họ, trong đó có hai loài trong Sách đỏ thế giới IUCN là khỉ đuôi dài và con cà khu². Một số loài phổ biến thường gặp là rái cá, sóc, chồn, khỉ,… Hằng năm, vào tháng Tám, những đàn chim di cư về rừng đước làm tổ, sóm chiều theo con nước kiếm ăn, bầu trời rừng đước lại rộn rã như ngày hội. Lớp chim ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có hơn 74 loài thuộc 23 họ, trong đó có 5 loài có trong Sách đỏ của IUCN gồm cò Trung Quốc, bỏ nông chân xám, giang sen, rẽ mỏ cong hông nâu và quấn trắng.
Theo thống kê của các nhà khoa học ở Đất Mũi, mỗi năm đất nơi đây lấn biển khoảng 100 mét, đi theo quá trình bồi tụ là sự sống của cây có và các loài sinh vật. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nơi đây bạt ngàn rừng ngập mặn, tiếng lá cây và tiếng gió biển hoà quyện vào nhau trong một không gian thanh bình, yên ả.
Phải đến với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau mới thấy hết vẻ đẹp của những dãy rừng ngập mặn trù phú dọc theo bờ biển và bờ sông như những bức tường phòng hộ, chống gió, chống xói lở. Những loài cây ngập mặn tiên phong có tác dụng thúc đẩy quá trình lắng đọng phù sa, tích tụ mới ở biển. Điều kiện tự nhiên nơi đây cũng đã ngẫu nhiên tạo ra một môi trường sinh trưởng, phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể.
Mũi đất hướng ra biển
Nhìn trên bản đồ Việt Nam, mùi đất chỉ là một doi đất hơi nhọn hướng ra biển về phía tây, nhưng thực tế tại đây lại là một khoảng không gian rộng lớn, nơi đất mới bồi là một bãi sình lầy bằng phẳng, sâu trong đất liên là rừng đước xanh ngút ngàn. Phải phóng tầm mắt thật xa mới thấy thấp thoáng xóm Đất Mũi nằm lẫn với rừng cây. Còn khi nhìn về phía biển trong cái nắng chói chang có thể thấy mờ mờ hình dáng Hòn Khoai ngoài khơi xa. Không những thế, từ vọng hải đài, phóng tầm mắt ra khơi, quay mặt hứng luồng gió biển lồng lộng, hít thật sâu vào hai lá phối, du khách tưởng chừng như ngửi được mùi cá, mùi muối đặc trưng của vùng nước mặn mà từ đó cảm thấy Tổ quốc mình thật gần gũi, mến yêu.
Đất Mũi được nhắc đến như một vùng đất thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam và trong đời, ai cũng ước một lần được đến. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Đến với Mũi Cà Mau, du khách được thăm cột mốc toạ độ quốc gia, ngắm rừng, ngắm biến, tham quan khu mô phỏng làng rừng kháng chiến; chụp hình dưới chân biểu tượng Mũi Cà Mau và được chiêm ngưỡng nhiều điều kì thú khi hoàng hôn buông xuống, ráng chiều ẩn hiện trên vùng trời biển bao la. Bên trái là biển Đông, bên phải là biển Tây, đứng ở Mũi Cà Mau, du khách như đang đứng trên mũi tàu khổng lồ của Tổ quốc rẽ sóng ra khơi.
(Theo Hỏi – đáp về những cánh rừng và vườn quốc gia Việt Nam, Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2009, trang 178-181)
a. Mục đích viết của văn bản Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là gì? Những đặc điểm nào của văn bản đã giúp em nhận ra mục đích ấy?
b. Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản nào? Nhan đề của văn bản có mối quan hệ như thế nào với những thông tin cơ bản ấy?
c. Xác định cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Quần thể động thực vật phong phú… phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể”. Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy trong văn bản là gì?
d. Tìm ít nhất một chi tiết quan trọng mà tác giả đã sử dụng để làm rõ nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Em đánh giá như thế nào về vai trò của chi tiết ấy trong toàn văn bản?
đ. Xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản và vai trò của chúng trong việc biểu đạt thông tin của văn bản
e. Qua thông tin “Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện”, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm và vai trò của cá nhân trong việc bảo tồn các giá trị nổi bật của những khu vườn quốc gia?
Hướng dẫn:
Đọc lại mục Tri thức Ngữ văn (SGK/56) kết hợp với kiến thức về văn bản thông tin đã được học ở các lớp dưới để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Mục đích của văn bản Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau: cung cấp cho người đọc thông tin về những nét riêng, độc đáo của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Những đặc điểm sau đây của văn bản giúp người đọc có thể xác định được điều đó:
– Cấu trúc của văn bản: có ba phần
+ Phần mở đầu: Từ đầu đến “…. “Đất lành chim đậu”, “Rừng là vàng, biển là bạc”…
=> Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
+ Phần nội dung: Từ “Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau được thành lập năm 2002…” đến “… từ đó cảm thấy Tổ quốc mình thật gần gũi, mến yêu” à Giới thiệu về lịch sử hình thành, vị trí toạ lạc, diện tích và hai đặc điểm tạo nên nét riêng, khó lẫn của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (quần thể động thực vật phong phú và vẻ đẹp của mũi đất hướng ra biển).
+ Phần kết thúc: Phần còn lại à Nhận xét khái quát về giá trị của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và bày tỏ niềm tự hào của người viết về vẻ đẹp rất riêng của vùng đất mũi.
– Đặc điểm hình thức: Văn bản sử dụng các đề mục để làm nổi bật thông tin chính, một số từ ngữ chuyên ngành (địa lí tự nhiên, sinh vật,…), hình ảnh minh hoạ,…
– Cách trình bày thông tin:
Văn bản sử dụng một số cách trình bày thông tin như:
+ Mức độ quan trọng của thông tin (giới thiệu một số thông tin khái quát về vườn quốc gia trước, sau đó làm rõ những nét đặc trưng của vườn, trong đó ưu tiên trình bày chi tiết đặc trưng về quần thể động thực vật của vườn quốc gia),
+ Phân loại đối tượng (trình bày đặc điểm của hệ động vật và thực vật của vườn quốc gia).
b.
– Văn bản đã trình bày những thông tin cơ bản như:
+ Khái quát về lịch sử hình thành, vị trí toạ lạc, diện tích, giá trị của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
+ Trình bày chỉ tiết về những nét đặc trưng của quần thể động thực vật và mũi đất hướng ra biển ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
– Mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa nhan đề với những thông tin cơ bản của văn bản: nhan đề (Nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau) đã khái quát được những thông tin cơ bản của văn bản (thông tin khái quát và chi tiết về những nét đặc trưng của vườn quốc gia), giúp người đọc có định hướng tiếp nhận văn bản tốt hơn.
c.
– Thông tin của phản văn bản “Quần thể động thực vật phong phú… phát triển lí tưởng cho các loài tôm cá và nhuyễn thể” được trình bày theo cách phân loại đối tượng (nét đặc trưng của hệ động vật và thực vật ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau).
– Tác dụng của cách trình bày thông tin ấy trong văn bản: làm rõ những nét riêng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau về quần thể động thực vật; góp phần làm rõ nội dung chính của văn bản.
d.
– Học sinh có thể chỉ ra ít nhất một chi tiết quan trọng mà tác giả đã sử dụng để làm rõ nét đặc biệt của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau như:
+ Chi tiết về hai loài động vật sinh sống ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau có trong Sách đỏ của IUCN là khỉ đuôi dài và con cả khu.
+ Chi tiết về cây đước, cây mắm, hai loài thực vật chiếm ưu thế ở Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
+ Chi tiết về mũi đất hướng ra biển và vẻ đẹp của vườn quốc gia nhìn từ doi đất ấy.
– Học sinh đánh giá vai trò của những chi tiết ấy trong toàn văn bản:
+ Làm rõ những nét đặc trưng của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
+ Tạo điểm nhấn tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức hấp dẫn của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau đối với du khách.
+….
đ.
– Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hình ảnh.
– Vai trò của loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: hỗ trợ biểu đạt trực quan nội dung thông tin của văn bản (đặc biệt là minh hoạ, làm rõ thêm cho phần văn bản mũi đất hướng ra biển).
e. Đây là câu hỏi mở. Học sinh trình bày câu trả lời dựa trên hiểu biết của cá nhân đối với những nét độc đáo của Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, đặc biệt là thông tin Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau chính là nơi bảo tồn “nguồn gen đặc hữu quý hiếm” với 22 loài thực vật ngập mặn đã được phát hiện”.