Trang chủ Lớp 9 Văn lớp 9 SBT Văn 9 - Cánh diều Câu hỏi 2 trang 12 SBT Văn 9 Cánh diều: Tìm câu...

Câu hỏi 2 trang 12 SBT Văn 9 Cánh diều: Tìm câu bị động trong những đoạn văn dưới đây

Đáp án Câu hỏi 2 trang 12 SBT Ngữ văn 9 Cánh diều – Giải Bài tập tiếng Việt trang 11 sách bài tập Ngữ văn 9. Gợi ý: Xem lại cách hiểu về câu bị động (nêu ở phần Kiến thức Ngữ văn SGK/4).

Câu hỏi/Đề bài:

Tìm câu bị động trong những đoạn văn dưới đây. Cho biết việc sử dụng những câu bị động đó phù hợp như thế nào đối với văn cảnh và mục đích diễn đạt.

a) Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. Những động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng. (Phí Trường Giang)

b) Địa đạo Củ Chi hình thành trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (khoảng năm 1948). Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An […]. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trù ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng. (Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi)

c) Trong hơn một thế kỉ trở lại đây, dân số thế giới ngày càng tăng, trong khi số lượng các loài động vật ngày một giảm đi rõ rệt. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại […]. Nhiều loài thậm chỉ thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay. (Theo Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du)

Hướng dẫn:

Xem lại cách hiểu về câu bị động (nêu ở phần Kiến thức Ngữ văn SGK/4), chú ý tác dụng liên kết câu của câu bị động và đọc kĩ những câu đã cho để thực hiện bài tập.

Lời giải:

a) Những động tác xe đài được thực hiện rất đa dạng.

-> Câu bị động xuất hiện sau câu đầu tiên (giới thiệu nghi thức xe đài trong đấu vật) được kết thúc bằng cụm từ nghi thức xe đài. Việc dùng câu bị động với chủ ngữ là cụm từ những động tác xe đài tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu trong đoạn. Việc sử dụng câu bị động ở đây phù hợp để tập trung sự chú ý vào hành động “được thực hiện” chứ không phải người hoặc vật thực hiện nó.

b) Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An.

Sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.

-> Câu bị động xuất hiện sau câu đầu tiên (hệ thống địa đạo được xây dựng ), việc dùng câu bị động với chủ ngữ là cụm từ địa đạo tạo sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu trong đoạn. Việc sử dụng câu bị động ở đây phù hợp để tập trung vào việc hành động “được xây dựng”, “được gia cố và mở rộng”, thay vì người nào hoặc tổ chức nào thực hiện hành động.

c) Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại […]. Nhiều loài thậm chí thường xuyên bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát không nương tay.

-> Cả hai câu văn đều tồn tại dưới dạng câu bị động. Việc sử dụng câu bị động ở đây phù hợp để tập trung vào việc hành động “bị chiếm đóng, phá hoại”, “bị ngược đãi, sẵn bắt và tàn sát”, thay vì người làm hành động đó. Câu bị động cũng làm cho thông điệp trở nên mạnh mẽ và giúp người đọc chú ý hơn vào nội dung.