Lời giải Câu 2 trang 19 Vở thực hành Toán 9 – Bài 3. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Hướng dẫn: Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
Câu hỏi/Đề bài:
Một số tự nhiên gồm hai chữ số có chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 và hai lần chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị bằng 15. Số tự nhiên đó là
A. 36.
B. 63.
C. 58.
D. 85.
Hướng dẫn:
Các bước giải một bài toán bằng cách lập hệ phương trình:
Bước 1. Lập hệ phương trình:
– Chọn ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho ẩn số.
– Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo ẩn và các đại lượng đã biết.
– Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước 2. Giải hệ phương trình.
Bước 3. Trả lời: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn, nghiệm nào không, rồi kết luận.
Lời giải:
Gọi chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị của số đó lần lượt là x, y \(\left( {x,y \in \mathbb{N},y \le 9,4 \le x \le 9} \right)\).
Vì chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3 nên ta có phương trình: \(x – y = 3\;\left( 1 \right)\)
Vì hai lần chữ số hàng chục cộng với chữ số hàng đơn vị bằng 15 nên ta có phương trình: \(2x + y = 15\;\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x – y = 3\\2x + y = 15\end{array} \right.\)
Cộng từng vế hai phương trình của hệ ta được \(3x = 18\), suy ra \(x = 6\) (thỏa mãn).
Thay \(x = 6\) vào phương trình thứ nhất của hệ ta được \(6 – y = 3\), suy ra \(y = 3\) (thỏa mãn).
Vậy số cần tìm là 63.
Chọn B