Gọi số công nhân dự định tham gia lúc đầu là \(x\) (người), \(x \in {\mathbb{N}^*}\). Hướng dẫn giải Giải bài tập 5 trang 10 SGK Toán 9 tập 1 – Chân trời sáng tạo – Bài 1. Phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn. Một xí nghiệp dự định chia đều 12 600 000 đồng để thưởng cho các công nhân tham gia hội…
Đề bài/câu hỏi:
Một xí nghiệp dự định chia đều 12 600 000 đồng để thưởng cho các công nhân tham gia hội thao nhân ngày thành lập xí nghiệp. Khi đến ngày hội thao chỉ có 80% số công nhân tham gia, vì thế mỗi người tham gia hội thao được nhận thêm 105 000 đồng. Tính số công nhân dự định tham gia lúc đầu.
Hướng dẫn:
– Gọi số công nhân dự định tham gia lúc đầu là \(x\) (người), \(x \in {\mathbb{N}^*}\).
– Biểu diễn các đại lượng liên quan theo ẩn \(x\).
– Dựa vào dữ kiện bài toán để lập phương trình ẩn \(x\).
– Giải phương trình nhận được.
Lời giải:
Gọi số công nhân dự định tham gia lúc đầu là \(x\) (người), \(x \in {\mathbb{N}^*}\).
Số tiền thưởng dự định mỗi công nhân nhận được là \(\frac{{12\,600\,000}}{x}\) (đồng).
Số công nhận thực tế tham gia là \(80\% x = 0,8x\) (người).
Số tiền thưởng thực tế mỗi công nhân nhận được là \(\frac{{12\,600\,000}}{{0,8x}} = \frac{{15\,750\,000}}{x}\) (đồng).
Vì thực tế mỗi người tham gia hội thảo được nhận thêm 105 000 đồng nên ta có phương trình:
\(\begin{array}{l}\frac{{15\,750\,000}}{x} – \frac{{12\,600\,000}}{x} = 105\,000\\\frac{{3\,150\,000}}{x} = \frac{{105\,000x}}{x}\\3150000 = 105000x\\x = 30\end{array}\)
Ta thấy \(x = 30\) thỏa mãn điều kiện \(x \in {\mathbb{N}^*}\).
Vậy số công nhân dự định tham gia lúc đầu là 30 người.