Dựa vào các kiến thức đã học để giải bài toán. Giải và trình bày phương pháp giải Giải bài tập 6 trang 100 SGK Toán 9 tập 1 – Cánh diều – Bài 1. Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn. Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và dây \(AB\) khác đường kính. Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\)….
Đề bài/câu hỏi:
Cho đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) và dây \(AB\) khác đường kính. Gọi \(M\) là trung điểm của \(AB\).
a) Đường thẳng \(OM\) có phải là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\) hay không? Vì sao?
b) Tính khoảng cách từ điểm \(O\) đến đường thẳng \(AB\), biết \(R = 5cm,AB = 8cm\).
Hướng dẫn:
Dựa vào các kiến thức đã học để giải bài toán.
Lời giải:
a) Do \(OA = OB = R\) nên tam giác \(OAB\) cân tại \(O\).
Mà \(M\) là trung điểm của \(AB\) suy ra \(OM\) là đường trung trực của đoạn thẳng \(AB\).
b) Khoảng cách từ điểm \(O\) đến đường thẳng \(AB\) chính là \(OM\).
Do \(M\) là trung điểm của \(AB\) nên \(MA = MB = \frac{{AB}}{2} = 4\left( {cm} \right)\).
Xét tam giác \(OMA\) vuông tại \(M\) có:
\(O{M^2} + M{A^2} = O{A^2}\)(Định lý Pythagore)
\(O{M^2} + {4^2} = {5^2} \Rightarrow OM = 3\left( {cm} \right).\)
Vậy khoảng cách từ điểm \(O\) đến đường thẳng \(AB\) là 3cm.