Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SGK Toán 9 - Cánh diều Bài tập 3 trang 25 Toán 9 tập 1 – Cánh diều:...

Bài tập 3 trang 25 Toán 9 tập 1 – Cánh diều: Xác định a, b để đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A, B trong mỗi trường hợp sau: a. A 1; – 2

Viết hệ phương trình ẩn \(a, b\); + Giải hệ phương trình theo phương pháp cộng đại số hoặc phương pháp thế. Hướng dẫn giải Giải bài tập 3 trang 25 SGK Toán 9 tập 1 – Cánh diều – Bài 3. Giải hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn. Xác định (a,b) để đồ thị của hàm số (y = ax + b) đi qua hai điểm (A,…

Đề bài/câu hỏi:

Xác định \(a,b\) để đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua hai điểm \(A,B\) trong mỗi trường hợp sau:

a. \(A\left( {1; – 2} \right)\) và \(B\left( { – 2; – 11} \right)\);

b. \(A\left( {2;8} \right)\) và \(B\left( { – 4;5} \right)\).

Hướng dẫn:

+ Viết hệ phương trình ẩn \(a,b\);

+ Giải hệ phương trình theo phương pháp cộng đại số hoặc phương pháp thế;

+ Kết luận bài toán.

Lời giải:

a.

Do đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(A\left( {1; – 2} \right)\) nên ta có phương trình: \(a + b = – 2\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

Do đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(B\left( { – 2; – 11} \right)\) nên ta có phương trình: \( – 2a + b = – 11\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = – 2\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ – 2a + b = – 11\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Ta giải hệ phương trình trên:

+ Trừ từng vế của phương trình (1) và (2), ta nhận được phương trình \(3a = 9\), tức là \(a = 3\).

+ Thế giá trị \(a = 3\) vào phương trình (1), ta được phương trình: \(3 + b = – 2\) (3)

+ Giải phương trình (3): \(b = – 5\).

+ Do đó hệ phương trình đã cho có nghiệm \(\left( {a;b} \right) = \left( {3; – 5} \right)\).

Vậy ta có hàm số: \(y = 3x – 5\).

b.

Do đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(A\left( {2;8} \right)\) nên ta có phương trình: \(2a + b = 8\,\,\,\left( 1 \right)\)

Do đồ thị của hàm số \(y = ax + b\) đi qua điểm \(B\left( { – 4;5} \right)\) nên ta có phương trình: \( – 4a + b = 5\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2a + b = 8\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\\ – 4a + b = 5\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Ta giải hệ phương trình trên:

+ Trừ từng vế của phương trình (1) và (2), ta nhận được phương trình \(6a = 3\) tức là \(a = \frac{1}{2}\).

+ Thế giá trị \(a = \frac{1}{2}\) vào phương trình (1), ta được phương trình: \(2.\frac{1}{2} + b = 8\) (3)

+ Giải phương trình (3):

\(\begin{array}{l}1 + b = 8\\\,\,\,\,\,\,b = 7\end{array}\)

+ Do đó hệ phương trình đã cho có nghiệm: \(\left( {a;b} \right) = \left( {\frac{1}{2};7} \right)\).

Vậy ta có hàm số: \(y = \frac{1}{2}x + 7\).