Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 6 trang 107 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 6 trang 107 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2: Cho ngũ giác đều ABCDE và một điểm M nằm trong ngũ giác. Gọi A’, B’, C’, D’, E’ lần lượt là các điểm nằm trên các đoạn thẳng MA

Dựa vào dữ kiện đề bài và định lí Thalès đảo để chứng minh các góc của ngũ giác A’B’C’D’E’ bằng nhau. Gợi ý giải Giải bài 6 trang 107 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 1. Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn. Cho ngũ giác đều ABCDE và một điểm M nằm trong ngũ giác. Gọi A’, B’, C’, D’,…

Đề bài/câu hỏi:

Cho ngũ giác đều ABCDE và một điểm M nằm trong ngũ giác. Gọi A’, B’, C’, D’, E’ lần lượt là các điểm nằm trên các đoạn thẳng MA, MB, MC, MD, ME sao cho

\(\frac{{MA’}}{{MA}} = \frac{{MB’}}{{MB}} = \frac{1}{3},\frac{{CC’}}{{MC}} = \frac{{DD’}}{{MD}} = \frac{2}{3},\frac{{ME’}}{{E’E}} = \frac{1}{2}\). Chứng minh ngũ giác A’B’C’D’E’ là ngũ giác đều.

Hướng dẫn:

Dựa vào dữ kiện đề bài và định lí Thalès đảo để chứng minh các góc của ngũ giác A’B’C’D’E’ bằng nhau.

Chứng minh A’B’ = B’C’ = C’D’ = D’E’ = E’A’ rồi suy ra ngũ giác A’B’C’D’E’ là ngũ giác đều.

Lời giải:

Từ \(\frac{{MA’}}{{MA}} = \frac{{MB’}}{{MB}} = \frac{1}{3},\frac{{CC’}}{{MC}} = \frac{{DD’}}{{MD}} = \frac{2}{3},\frac{{ME’}}{{E’E}} = \frac{1}{2}\) suy ra:

\(\frac{{MA’}}{{MA}} = \frac{{MB’}}{{MB}} = \frac{{MC’}}{{MC}} = \frac{{MD’}}{{MD}} = \frac{{ME’}}{{ME}} = \frac{1}{3}.\) (1)

Do đó: A’B’ // AB, B’C’ // BC, C’D’ // CD, D’E’ // DE, E’A’ // EA (định lí Thalès đảo).

Do A’B’ // AB nên \(\widehat {MA’B’} = \widehat {MAB}\) (đồng vị);

Do E’A’ // EA nên \(\widehat {MA’E’} = \widehat {MAE}\)(đồng vị);

Suy ra \(\widehat {MA’B’} + \widehat {MA’E’} = \widehat {MAB} + \widehat {MAE}\) hay \(\widehat {B’A’E’} = \widehat {BAE}\).

Chứng minh tương tự, ta được các góc A’, B’, C’, D’, E’ của ngũ giác A’B’C’D’E’ tương ứng bằng các góc A, B, C, D, E của ngũ giác đều ABCDE.

Mà ABCDE là ngũ giác đều nên góc A, B, C, D, E của ngũ giác bằng nhau.

Do đó các góc của ngũ giác A’B’C’D’E’ bằng nhau. (2)

Mặt khác, từ (1) ta cũng chứng minh được:

\(A’B’ = \frac{{AB}}{3};B’C’ = \frac{{BC}}{3};C’D’ = \frac{{CD}}{3};\)

\(D’E’ = \frac{{DE}}{3};E’A’ = \frac{{EA}}{3}\).

Mà ABCDE là ngũ giác đều nên AB = BC = CD = DE = EA.

Do đó: A’B’ = B’C’ = C’D’ = D’E’ = E’A’. (3)

Từ (2) và (3) suy ra ngũ giác A’B’C’D’E’ là ngũ giác đều.