Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 4 trang 102 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1:...

Bài 4 trang 102 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1: Cho hai đường tròn (O; 17cm) và (O’; 10cm) cắt nhau tại A và B. Biết OO’ = 21cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB

Bước 1: Chứng minh OO’ là đường trung trực của AB, từ đó suy ra \(AH = BH = \frac{{AB}}{2}\) . Bước 2. Trả lời Giải bài 4 trang 102 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 1. Đường tròn. Vị trí tương đối của hai đường tròn. Cho hai đường tròn (O; 17cm) và (O’; 10cm) cắt nhau tại A và B. Biết OO’ = 21cm….

Đề bài/câu hỏi:

Cho hai đường tròn (O; 17cm) và (O’; 10cm) cắt nhau tại A và B. Biết OO’ = 21cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn:

Bước 1: Chứng minh OO’ là đường trung trực của AB, từ đó suy ra \(AH = BH = \frac{{AB}}{2}\) .

Bước 2: Tính \(O’H = OO’ – OH = 21 – OH\).

Bước 3: Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông AOH và O’AH để biểu diễn AH thông qua OH và tính OH.

Bước 4: Tính \(AB = 2AH\).

Lời giải:

Gọi H là giao điểm của OO’ và AB.

Ta có: \(OA = OB( = 17cm)\)nên O thuộc đường trung trực của AB;

\(O’A = O’B( = 10cm)\) nên O’ thuộc đường trung trực của AB.

Suy ra OO’ là đường trung trực của AB, do đó \(AH = BH = \frac{{AB}}{2}\) và \(OO’ \bot AB\) tại H.

Ta có \(O’H = OO’ – OH = 21 – OH\)

Mặt khác: Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông AOH và O’AH ta được:

\(O{A^2} – O{H^2} = O'{A^2} – O'{H^2}( = A{H^2})\)

Nên \({17^2} – O{H^2} = {10^2} – {\left( {21 – OH} \right)^2}\) hay \({17^2} – O{H^2} = {10^2} – \left( {{{21}^2} – 42OH + O{H^2}} \right)\) do đó \(OH = 15\)cm.

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông OAH ta có: \(AH = \sqrt {O{A^2} – O{H^2}} = \sqrt {{{17}^2} – {{15}^2}} = 8\)cm.

Vậy \(AB = 2AH = 2.8 = 16\)cm.