Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 32 trang 116 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1:...

Bài 32 trang 116 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1: Cho đường tròn (O; R) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn. Vẽ hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O)

Áp dụng: Tổng 4 góc trong tứ giác bằng 360⁰ để tính góc AOB, từ đó suy ra số đo 2 cung cần tìm. Lời giải Giải bài 32 trang 116 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 4. Góc ở tâm. Góc nội tiếp. Cho đường tròn (O; R) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn….

Đề bài/câu hỏi:

Cho đường tròn (O; R) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn. Vẽ hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O), hai tiếp tuyến đó cắt nhau tại M.

a) Tính số đo cung nhỏ AB và số đo cung lớn AB nếu \(\widehat {AMB} = 40^\circ \).

b) Tính diện tích của tứ giác OAMB theo R nếu số đo cung nhỏ AB bằng 120⁰.

Hướng dẫn:

a) Áp dụng: Tổng 4 góc trong tứ giác bằng 360⁰ để tính góc AOB, từ đó suy ra số đo 2 cung cần tìm.

b) Bước 1: Tính AM và diện tích tam giác OAM.

Bước 2: Tính BM và diện tích tam giác OBM.

Bước 3: \({S_{AMBO}} = {S_{OMA}} + {S_{OMB}}\).

Lời giải:

a) Do MA, MB là 2 tiếp tuyến của (O) nên \(MA \bot OA,MB \bot OB\), hay \(\widehat A = \widehat B = 90^\circ \).

Xét tứ giác OAMB có \(\widehat A + \widehat {AOB} + \widehat B + \widehat {AMB} = 360^\circ \), do đó

\(\widehat {AOB} = 360^\circ – \left( {\widehat A + \widehat B + \widehat {AMB}} \right) \\= 360^\circ – \left( {90^\circ + 90^\circ + 40^\circ } \right) = 140^\circ .\)

Ta có số đo cung nhỏ AB bằng số đo góc ở tâm \(\widehat {AOB}\), bằng \(140^\circ \);

Số đo cung lớn AB là \(360^\circ – 140^\circ = 220^\circ \).

b) Số đo cung nhỏ AB là 120⁰ nên \(\widehat {AOB} = 120^\circ \).

Do MA, MB là 2 tiếp tuyến của (O) nên OA là tia phân giác của góc AOB,

do đó \(\widehat {AOM} = \widehat {BOM} = \frac{{\widehat {AOB}}}{2} = \frac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ \).

Xét tam giác OMA vuông tại A, ta có

\(MA = AO.\tan \widehat {AOM} = R.\tan 60^\circ = R\sqrt 3 \)

Diện tích tam giác OMA là

\({S_{OMA}} = \frac{1}{2}MA.AO = \frac{1}{2}R\sqrt 3 .R = \frac{{\sqrt 3 {R^2}}}{2}\).

Xét tam giác OMB vuông tại B, ta có

\(MB = BO.\tan \widehat {BOM} = R.\tan 60^\circ = R\sqrt 3 \).

Diện tích tam giác OMB là

\({S_{OMB}} = \frac{1}{2}MB.BO = \frac{1}{2}R\sqrt 3 .R = \frac{{\sqrt 3 {R^2}}}{2}\).

Diện tích AMBO là:

\({S_{AMBO}} = {S_{OMA}} + {S_{OMB}} = \frac{{\sqrt 3 {R^2}}}{2} + \frac{{\sqrt 3 {R^2}}}{2} = \sqrt 3 {R^2}\).