Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 3 trang 57 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 3 trang 57 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2: Galileo Galilei là người phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian

Thay \(x = 2, 5\) vào \(s = 4, 9{x^2}\). b) Bước 1: Tìm quãng đường s vật nặng đã đi được. Bước 2. Trả lời Giải bài 3 trang 57 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 1. Hàm số y = ax² (a ≠ 0). Galileo Galilei là người phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với…

Đề bài/câu hỏi:

Galileo Galilei là người phát hiện ra quãng đường chuyển động của vật rơi tự do tỉ lệ thuận với bình phương của thời gian. Liên hệ giữa quãng đường chuyển động s (mét) và thời gian chuyển động x (giây) được cho bởi hàm số \(s = 4,9{x^2}\). Người ta thả một vật nặng từ độ cao 56 m trên tháp nghiêng Pi-sa xuống đất (sức cản của không khí không đáng kể).

a) Hỏi sau thời gian 2,5 giây vật nặng còn cách mặt đất bao nhiêu mét?

b) Khi vật nặng còn cách mặt đất 17,584 m thì nó đã rơi thời gian bao nhiêu giây?

Hướng dẫn:

a) Thay \(x = 2,5\) vào \(s = 4,9{x^2}\).

b) Bước 1: Tìm quãng đường s vật nặng đã đi được.

Bước 2: Thay s vừa tìm được vào \(s = 4,9{x^2}\) để tìm x.

Lời giải:

a) Trong 2,5 giây, vật nặng rơi được quãng đường là: \(s = {4,9.2,5^2} = 30,625m\)

Khi đó, vật nặng còn cách mặt đất: \(56 – 30,625 = 25,375m\).

b) Quãng đường vật nặng đi được khi cách mặt đất 17,584 m là: \(56 – 17,584 = 38,416m\)

Ta có \(s = 4,9{x^2}\) hay \(x = \sqrt {\frac{s}{{4,9}}} = \sqrt {\frac{{38,416}}{{4,9}}} = 2,8\)

Vậy vật nặng đi hết thời gian là: 2,8 giây.