Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 2 trang 81 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1:...

Bài 2 trang 81 SBT toán 9 – Cánh diều tập 1: Cho tam giác ABC có AB = √2 cm, BC = √5 cm, AC = √3 cm. Tỉnh các tỉ số lượng giác của

Bước 1: Áp dụng định lý Pythagore đảo để chứng minh tam giác vuông. Bước 2: Áp dụng. Hướng dẫn giải Giải bài 2 trang 81 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 1 – Bài 1. Tỉ số lượng giác của góc nhọn. Cho tam giác ABC có AB = \(\sqrt 2 \) cm, BC = \(\sqrt 5 \) cm,…

Đề bài/câu hỏi:

Cho tam giác ABC có AB = \(\sqrt 2 \) cm, BC = \(\sqrt 5 \) cm, AC = \(\sqrt 3 \) cm. Tỉnh các tỉ số lượng giác của góc B, từ đó suy ra các tỉ số lượng giác của góc C.

Hướng dẫn:

Bước 1: Áp dụng định lý Pythagore đảo để chứng minh tam giác vuông.

Bước 2: Áp dụng: Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng cos góc kia, tan góc này bằng cot góc kia.

Lời giải:

Xét tam giác ABC, ta có: \(A{B^2} + A{C^2} = {\left( {\sqrt 2 } \right)^2} + {\left( {\sqrt 3 } \right)^2} = 5\) và \(B{C^2} = {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 5\)

Ta thấy \(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2}\left( { = 5} \right)\) nên tam giác ABC vuông tại A (định lý Pythagore đảo), do đó góc B và góc C là 2 góc phụ nhau nên:

\(\sin C = \cos B = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt {10} }}{5}\);

\(\cos C = \sin B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 5 }} = \frac{{\sqrt {15} }}{5}\);

\(\tan C = \cot B = \frac{{AB}}{{AC}} = \frac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt 3 }} = \frac{{\sqrt 6 }}{3}\);

\(\cot C = \tan B = \frac{{AC}}{{AB}} = \frac{{\sqrt 3 }}{{\sqrt 2 }} = \frac{{\sqrt 6 }}{2}\).