Trang chủ Lớp 9 Toán lớp 9 SBT Toán 9 - Cánh diều Bài 17 trang 90 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2:...

Bài 17 trang 90 SBT toán 9 – Cánh diều tập 2: Cho tam giác ABC cân ở A, H là trung điểm của BC và ∠ BAC < 90^o

Chứng minh tam giác HAE cân tại H suy ra AH = EH. Sử dụng tính chất bắc cầu: \(\widehat {DCE} = \widehat {ACH}\. Hướng dẫn giải Giải bài 17 trang 90 sách bài tập toán 9 – Cánh diều tập 2 – Bài 2. Tứ giác nội tiếp đường tròn. Cho tam giác ABC cân ở A, H là trung điểm của BC và (widehat {BAC} < {90^o})….

Đề bài/câu hỏi:

Cho tam giác ABC cân ở A, H là trung điểm của BC và \(\widehat {BAC} < {90^o}\). Đường vuông góc với AB tại A cắt đường thẳng BC ở D. Kẻ DE vuông góc với AC. Chứng minh:

a) AH = EH

b) \(\widehat {DCE} = \widehat {ABD}\).

Hướng dẫn:

Chứng minh tam giác HAE cân tại H suy ra AH = EH.

Sử dụng tính chất bắc cầu: \(\widehat {DCE} = \widehat {ACH}\)mà \(\widehat {ACH} = \widehat {ABH}\) nên \(\widehat {DCE} = \widehat {ABD}\)

Lời giải:

a) Do tam giác ABC cân tại A và H là trung điểm của BC nên \(\widehat {BAH} = \widehat {HAC}\) (1). Vì các tam giác AHD và AED lần lượt vuông tại H và E nên tứ giác AHED nội tiếp đường tròn đường kính AD suy ra \(\widehat {ADH} = \widehat {AEH}\) (2). Mặt khác \(\widehat {ADH} = \widehat {BAH}\) (3) (vì cùng cộng với \(\widehat {HAC}\) bằng 90o).

Từ (1), (2), (3) suy ra \(\widehat {HAC} = \widehat {AEH}\). Do đó, tam giác HAE cân tại H. Vì vậy AH = EH.

b) Ta có \(\widehat {DCE} = \widehat {ACH}\) (đối đỉnh) mà \(\widehat {ACH} = \widehat {ABH}\) (do tam giác ABC cân tại A) nên \(\widehat {DCE} = \widehat {ABH}\) hay \(\widehat {DCE} = \widehat {ABD}\).