Trang chủ Lớp 9 Lịch sử và Địa lí lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Kết nối tri thức Vận dụng Bài 17 Lịch sử và Địa lí 9: Sưu tầm...

Vận dụng Bài 17 Lịch sử và Địa lí 9: Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ)

Trả lời Vận dụng Bài 17: Vùng Tây Nguyên – SGK Lịch sử và Địa lí 9 Kết nối tri thức. Gợi ý: -Tìm hiểu thông tin trên internet , sách và báo vềđặc sắc của người dân Tây Nguyên.

Câu hỏi/Đề bài:

Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).

Hướng dẫn:

-Tìm hiểu thông tin trên internet ,sách và báo vềđặc sắc của người dân Tây Nguyên

-Sưu tầm thông tin, hình ảnh về một số nét văn hoá đặc sắc của người dân Tây Nguyên (lễ hội, kiến trúc, nhạc cụ).

Lời giải:

– Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

+ Là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại.

+ Đại diện cho văn hoá Tây Nguyên, được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thần thánh và thế giới siêu nhiên

+ Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội… của con người nơi đây.

– Đàn đá:

+ Trong tiếng M’nông được gọi là “goong lu”, tức “đá kêu như tiếng cồng”, được xem là nhạc cụ cổ nhất không chỉ đối với các đồng bào dân tộc sinh sống ở Tây Nguyên mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người

+ Đàn đá được coi là sợi dây kết nối tâm linh giữa Mẹ Trái đất và cộng đồng người M’nông trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đăk Nông.